Chú Vãng Sanh
Vãng Sanh Thần Chú còn được gọi là: Chú Vãng Sanh, Vãng Sanh Chơn ngôn, Vãng Sanh Quyết định Chơn ngôn.
Nam mô A di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Già di nị, dà dà na,
Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Na mô A Mi Ta Pha Gia, Ta Tha Ga Ta Gia, Ta Đi Gia Tha:
A Mờ Rật Tô Đờ Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Săm Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Tê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Ta,
Ga Mi Ni, Ga Ga Na.
Kít Ti Ka Tê, Sờ Va Ha.
OM A MI TA BA DA, HƠ RI, SOA HA, BƠ RUM.
A Mờ Rật Tô Đờ Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Săm Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Tê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Ta,
Ga Mi Ni, Ga Ga Na.
Kít Ti Ka Tê, Sờ Va Ha.
OM A MI TA BA DA, HƠ RI, SOA HA, BƠ RUM.
* Cách trì Chú Vãng Sanh:
Theo Thầy truyền: trì tụng Thần Chú Vãng Sanh không như tụng kinh, nhất là không giống âm điệu tụng sám. Mà phải đọc tụng mạnh như gió thổi cờ bay, cờ bay trong gió phải nghe phần phật thì mới linh nghiệm. Tụng không biết tính đếm bao nhiêu lần, mà nên kể là bao nhiêu phút.
Mỗi lần trì tụng như vậy phải từ 1 phần 3, thời kỳ cao điểm phải tàn cả cây nhang. Mỗi ngày trì tụng ít nhát là 1 lần. Ai nhập thất trì tụng liên tục tứ 1 đến 3 tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. Thường trì tụng liên tục, suốt đời càng hay.
Chư Tổ hồi xưa có dặn hễ người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên có sự linh ứng, chớ dẫu có đọc sai đôi chút cũng không có hại gì. Ai muốn tu pháp môn nào thì tu, thọ trì Thần Chú Vãng Sanh không hề chướng ngại pháp môn tu.
Thọ trì đọc tụng không chỉ riệng cho người chết, mà người sống nếu không trì tụng Chú Vãng Sanh thì không thể nào dứt trừ nghiệp chướng để tấn tu các pháp môn khác .
( Phép trì Chú Vãng Sanh không cần phải lập Đàn, Kiết Giới, Kiết Ân. Có thể tuỳ nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa cứu độ người chết nữa ).
Theo Thầy truyền: trì tụng Thần Chú Vãng Sanh không như tụng kinh, nhất là không giống âm điệu tụng sám. Mà phải đọc tụng mạnh như gió thổi cờ bay, cờ bay trong gió phải nghe phần phật thì mới linh nghiệm. Tụng không biết tính đếm bao nhiêu lần, mà nên kể là bao nhiêu phút.
Mỗi lần trì tụng như vậy phải từ 1 phần 3, thời kỳ cao điểm phải tàn cả cây nhang. Mỗi ngày trì tụng ít nhát là 1 lần. Ai nhập thất trì tụng liên tục tứ 1 đến 3 tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. Thường trì tụng liên tục, suốt đời càng hay.
Chư Tổ hồi xưa có dặn hễ người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên có sự linh ứng, chớ dẫu có đọc sai đôi chút cũng không có hại gì. Ai muốn tu pháp môn nào thì tu, thọ trì Thần Chú Vãng Sanh không hề chướng ngại pháp môn tu.
Thọ trì đọc tụng không chỉ riệng cho người chết, mà người sống nếu không trì tụng Chú Vãng Sanh thì không thể nào dứt trừ nghiệp chướng để tấn tu các pháp môn khác .
( Phép trì Chú Vãng Sanh không cần phải lập Đàn, Kiết Giới, Kiết Ân. Có thể tuỳ nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa cứu độ người chết nữa ).
KINH QUÁN ÂM CỨU KHỔ
Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát (3 lần)
Nam Mô Phật,
Nam Mô Pháp,
Nam Mô Tăng,
Bá thiên vạn ức Phật,
Hằng hà sa số Phật,
Vô lượng công đức Phật,
Phật cáo A-nan ngôn,
Thử kinh đại-thánh,
Năng cứu ngục tù,
Năng cứu trọng bịnh,
Năng cứu tam tai bá nạn khổ .
Nhược hửu nhơn tụng đắc nhất thiên biến,
Nhứt thân ly khổ nạn,tụng đắc nhứt vạn biến,
Hiệp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật Lực oai,
Nam Mô Phật lực hộ , Sử nhơn vô ác tâm,
Linh nhơn thân đắc độ , Hồi quang Bồ-tát,
Hồi thiện Bồ-tát, A nậu đại thiên-vương,
Chánh-điện Bồ-Tát , Ma kheo ma kheo.
Thanh tịnh Tỳ-kheo,
Quán sự đắc tán,
Tùng sự đắc ưu,
Chư Đại Bồ-Tát,
Ngủ-bá A-La Hán,
Cứu-độ đệ-tử : (Họ tên tuổi ...)
và tất cả chúng sanh,
Nhất thân ly khổ nạn,
Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giãi,
Cần đọc bá thiên vạn biến,
tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.
Tín thọ phụng hành.
Tức thuyết chơn-ngôn viết:
Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,
Cầu Ha Cầu Ha Đế,
Đà Ra Ni Đế,
Ni Ha Ra Đế,
Tỳ Lê Nễ Đế,
Ma Ha Gia Đế
Chơn Lăng Càng Đế,
Ta Bà Ha . O .
NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI , TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,
LINH CẢM QUÁN-THẾ-ÂM MA-HA-TÁT
(Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt. )Chú Đại Bi & Lược Giải Chú Đại Bi
Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da.
Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da.
Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y
mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra
cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đá sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ
dựng. Tát bà tát đá (na ma bà tát đa *) na
ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án a bà lô hê. Lô ca đế.
Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra.
Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà
da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da.
Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất
na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô
hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô
tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn
trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha.
Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, ta bà
ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a
mục khư da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả cát ra
a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn
trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, ta bà ha.
“Án, tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đa da, ta bà ha.”. (3 lần)
(Ghi chú : (*)
Trong bản Hán văn và hình thứ 16 có năm chữ nầy. Tuy nhiên, không
biết lý do nào và vì sao đã mất hẳn sự trì tụng từ lâu qua các bản
Việt văn? Chúng tôi cũng ghi ra cho rõ, để quý vị tham khảo và biết
sự thiếu sót nầy.)
*
* *
Lược Giải Chú Đại Bi
1.- Dẫn nhập:
Chú Đại Bi được phát xuất từ sự xác quyết do kim
khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là Thần chú, Linh chú.
Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú nầy thì bản thân
người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú nầy do Bồ tát Quán Thế Âm
nói ra và được chư Phật ấn chứng mà gần nhất là đức Thích Ca Như
Lai Từ Phụ của chúng ta nghe và đức Thích Ca cũng ấn chứng.
Thần chú nầy có rất nhiều tên khác nhau như:
Quảng đại Viên mãn, Vô ngại Đại bi, Cứu khổ Đà
la ni, Diên thọ Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Diệt ác thú Đà la
ni, Phá ác nghiệp chướng Đà la ni, Tối siêu thượng Đà la ni,..
Những danh hiệu trên đây, đức Phật đã trực tiếp
hướng dẫn cho ngài A Nan và Đại chúng biết. Nguyên Thần chú nầy tên
rất dài: “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng đại Viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni thần chú”. Bài chú gồm có 84 câu.
Đức Phật đã từng nói với Bồ tát Quán Thế Âm:
- “Hởi thiện nam tử, ngươi nên bền lòng
trì tụng Thần chú nầy, sẽ có tác dụng lớn trong việc tế độ chúng
sanh trong những ác nghiệp của các kiếp sau ....”
Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh điển, lúc ấy Bồ
tát Quán Thế Âm sau khi nghe đức Phật hướng dẫn, Ngài liền phát
nguyện trì tụng liên tục từ cảnh giới Sơ địa đến Bát địa và thẳng
lên Bất động địa. Cũng từ đó, ngài phát đại nguyện: Cầu cho kiếp
sau của ngài phổ độ cho hết thảy chúng sanh đều được vui thích và
mong cho ngài được ngàn cánh tay, ngàn con mắt.
Sau khi phát nguyện xong, phút chốc, toàn thân ngài
đã đầy đủ cả ngàn tay, ngàn mắt; tất cả mười phương đều chấn động
và mưa hoa cúng dường. Chư Phật cũng phóng hào quang rực rỡ, soi
khắp đó đây. Từ đó, Thần chú nầy mới có nhiều danh hiệu như vậy.
Đức Phật bảo ngài An Nan rằng:
Kết quả có được của Bồ tát Quán Thế Âm là do sự phát đại thệ nguyện vì chúng sanh.
Những ai phát nguyện nhất tâm trì tụng thì sẽ được
tiêu trừ tội chướng trong đời nầy và kiếp vị lai. Trong giây phút
lâm chung, nếu mình tự niệm hoặc được thiện tín thành tâm hộ niệm
thì sẽ được vãng sanh hoặc đến quốc độ mà mình muốn đến. Có đức
Phật A Di Đà và chư vị Bồ tát thùy từ tiếp dẫn.
Những ai trong đời nầy, nhất tâm trì tụng Đại
bi tâm chú thì sẽ được toại nguyện về 15 loại thiện sanh và
trừ được 15 loại ác tử.
a. Mười lăm loại thiện sanh:
1. Nơi được sanh ra thường gặp năm điều lành.
2. Thường được sanh ở nước lành (thiện quốc).
3. Thường gặp thời hay, vận tốt.
4. Thường gặp được thầy sáng, bạn lành.
5. Thân các căn đều trọn vẹn, đầy đủ (lục căn hoàn cụ)
6. Đạo tâm luôn được thuần hậu, chơn chánh.
7. Không phạm cấm giới.
8. Tình anh em cốt nhục đều được thuận hòa, an lạc.
9. Trọn đời cơm áo đầy đủ, nhàn nhã.
10. Luôn luôn được mọi người kính mến, thương giúp.
11. Tài sản, của cải không bao giờ bị cướp đoạt.
12. Cầu gì đều được toại ý. (Sở cầu như ý)
13. Luôn được thiện thần, hộ pháp bảo vệ.
14. Nơi được sinh ra thường được nghe Phật thuyết pháp.
15. Khi nghe được Chánh pháp là hiểu ngay được thâm ý mà trực ngộ lời Phật dạy.
b. Mười lăm loại về ác tử:
1. Không bị chết khốn khổ về đói khát, loạn lạc.
2. Không bị chết vì giam cầm, đánh đập.
3. Không bị chết vì thù oán.
4. Không bị chết nơi trận địa.
5. Không bị chết vì thú dữ cắn xé.
6. Không bị chết vì rắn, rết cắn.
7. Không bị chết cháy hay chết đuối.
8. Không bị trúng độc khi ăn uống mà chết.
9. Không bị các loại trùng độc sát hại.
10. Không bị cuồng loạn hay thất vọng mà chết.
11. Không bị cây cối rơi trúng hoặc sa xuống hầm hố mà chết.
12. Không bị người khác trấn ếm, trù ẻo mà chết.
13. Không bị tà thần, ác quỷ làm hại để chết.
14. Không bị chết vì ác bệnh.
15. Không bị chết oan (tự tử, bất đắc kỳ tử, ...).
Vì những điều nêu trên, Chú Đại Bi có thể trừ được
tất cả những tai nạn, những khổ nạn và thành tựu được những toại
nguyện. Những ai chí thành trì niệm thì được những điều lợi ích như
trên và sẽ được xa lánh mọi ưu bi, khổ não cho chính mình và có
thể cứu giúp được tha nhân như Đại bi tâm của Bồ tát Quán Thế Âm.
2.- Giải thích:
Nam mô : tức là Quy y, nương về, nương theo,
Hát ra đát na đá ra dạ da : tức là Tam bảo (Phật, Pháp Tăng),
Nam mô : tức là Quy mạng, cũng có nghĩa là Quy y,
A lị da : tức là Thánh,
Bà lô yết đế : tức là Quán,
Thước bát ra da : tức Tự tại,
Bồ đề tát đỏa bà da : tức là Giác hữu tình,
Ma ha tát đỏa bà da : tức là Đại giác hữu tình,
Ma ha ca lô ni ca da : tức là người có lòng đại bi. (Đại bi tâm giả),
Án : tức là Quy mạng,
Tát bàn ra phạt duệ : tức là Nhất thế tôn,
Số đát na đát tả : tức là Vị cứu hết thảy sự khủng bố,
Nam mô : tức là Quy mạng,
Nam mô tất cát (hay kiết) : tức là kẻ ở bên kia (Ư bỉ),
Y mông a lị da : tức là Thánh của chúng ta (Ngã thánh),
Bà lô cát đế, thất Phật ra lăng đà bà : tức là Quán tự tại Hương sơn,
Nam mô : tức là Quy mạng,
Na ra cẩn trì : tức là Uy lực của Thánh Quán tự tại, tên là Thanh cảnh chí tâm chơn ngôn,
Hê rị ma ha bàn đá sa mế : tức là Ta nay tuyên thuyết,
Tát bà a tha đậu du bằng : tức là Vị có hết thảy mọi sự hy vọng viên mãn và có ánh sáng rực rỡ,
A thệ dựng : tức là Không gì có thể so sánh được,
Tát bà tát đá : tức là Hết thảy mọi quỷ thần không thể đánh thắng được.
(* ma bà tát đá) na ma bà dà : tức là Đồng chơn,
Ma phạt đặc đậu : tức là Người có đạo tâm đang ở trong cõi mê khiến sớm cho được thanh tịnh,
Đát điệt tha : tức là Có nghĩa là,
Án : tức là Quy mạng,
A bà lô hê : tức là Bậc có trí tuệ sáng suốt,
Lô ca đế : tức là Quán tự tại,
Ca ra đế : tức là Đấng siêu việt thế gian,
Di hê lị : tức là Vị sư tử vương,
Ma ha bồ đề tát đỏa : tức là Đại Bồ tát,
Tát bà tát bà : tức là Hết thảy hết thảy,
Ma ra ma ra : tức là Ghi nhớ, ghi nhớ,
Ma hê ma hê rị đà dựng : tức là Tâm chơn ngôn,
Câu lô câu lô yết mông : tức là Làm sự nghiệp,
Độ lô độ lô : tức là Bảo trì, bảo trì,
Phạt xà da đế : tức là Người dạo chơi ở trên không (Du không giả),
Ma ha phạt xà da đế : tức là Người oai đức lớn (Ma ha) dạo chơi ở trên không (Đại du không giả),
Đà ra đà ra : tức là Bảo trì, bảo trì,
Địa rị ni : tức là Kẻ trì tụng,
Thất Phật ra da : tức là Vua Tự tại (Đế vương tự tại),
Dá ra dá ra : tức là hành động,
Mạ mạ phạt ma ra : tức là Không bị bụi bám vào (Vô cấu nhiễm),
Mục đế lệ : tức là Thể không nhơ nhớp (Vô cấu thể),
Y hê y hê : tức là Lời giáo dục, dạy dỗ (Giáo ngữ),
Thất na thất na : tức là Lời thề rộng lớn (Đại thệ nguyện),
A ra sâm : tức là vua (Vương),
Phật ra xá lị : tức là sự Giác ngộ kiên cố (Giác kiên cố tử),
Phạt sa phạt sâm : tức là Hoan hỷ, vui vẻ,
Phật ra xá da : tức là Trừ mọi độc hại do tham sân si gây nên,
Hô lô hô lô ma ra : tức là Làm phép không bị nhiễm ô (tác pháp vô cấu
nhiễm),
Hô lô hô lô hê rị : tức là mau chóng, mau chóng, tóc đã bạc rồi.
Ta ra ta ra : tức là Kiên cố vậy (kiên cố giả),
Tất rị tất rị : tức là Hoa sen,
Tô rô tô rô : tức là Cọng hoa sen,
Bồ đề dạ bồ đề dạ : tức là tỉnh ngộ, tỉnh ngộ,
Bồ đà dạ bồ đà dạ : tức là Dạy cho được Giác ngộ,
Di đế rị dạ : tức là Người có lòng từ bi,
Na ra cẩn trì : tức là Thanh cảnh, xinh đẹp,
Địa lị săt ni na : tức là Bền chắc và lanh lợi,
Ba dạ ma na : tức là Nghe tên (danh văn),
Ta bà ha : tức là Lòng mong mỏi được gặp thì sẽ được hiển hiện, sanh lòng hoan hỷ, viên mãn tới niết bàn,
Tất đà dạ : tức là Nghĩa,
Ta bà ha : tức là Bậc đã được thành tựu,
Ma ha tất đà dạ : tức là Bậc đại nghĩa,
Ta bà ha : tức là bậc đã được thành tựu lớn lao, đại thành tựu,
Tất đà du nghệ : tức là Vô vi,
Thất bàn ra dạ : tức là Bậc Đại tự tại,
Ta bà ha : Bậc Tự tại bởi Tất địa và Du già,
Na ra cẩn trì : tức là Hiền ái,
Ta bà ha : tức là Vì thanh cảnh viên mãn nên được thành tựu,
Ma ra na ra : tức là Như ý tối tôn,
Ta bà ha : tức là được Thành tựu,
Tất ra tăng a mục khư da : tức là Nghĩa thứ nhất của tiếng yêu thương (ái ngữ đệ nhất nghĩa),
Ta bà ha : tức là Tay cầm hoa sen,
Ta bà ma ha : tức là Đại thành tựu,
A tất đà dạ : tức là Không có gì so sánh được (Vô tỷ),
Ta bà ha : tức là Thành tựu,
Giả cát ra a tất đà dạ : tức là Không có gì để so sánh được,
Ta bà ha : tức là Thành tựu,
Ba đà ma yết tất đà dạ : tức là Đại nghĩa,
Ta bà ha : Đấng được khai ngộ vì nghe được tiếng pháp loa,
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ : tức là Bậc hiền thủ thánh tôn,
Ta bà ha : tức là Thành tựu,
Ma bà lợi thắng yết ra dạ : tức là Anh hùng uy đức sanh tánh,
Ta bà ha : tức là Thành tựu, đại thành tựu (sự chinh phục tất cả ma chướng).
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da : tức là Quy mạng Tam bảo (Phật Pháp Tăng),
Nam mô : tức là Quy mạng, quy y,
A lị da : tức là Thánh,
Bà lô cát đế : tức là Quán,
Thước bàn ra dạ : tức là Tự tại,
Ta bà ha : tức là Thành tựu,
Án : tức là Quy mạng, quy y,
Tất điện đô : tức là Khiến cho tôi sớm được thành tựu,
Mạn đà ra : tức là Chơn ngôn,
Bạt đà da : tức là Đều (Câu hay cu),
Ta bà ha : Thành tựu, sớm thành tựu.
3.- Đại ý của bài Thần chú:
Con kính cẩn cúi đầu trước ngôi Tam bảo Phật Pháp
Tăng. Nguyện xin quy y theo đức Thánh Quan Tự Tại. Con nguyện đem
thân mạng mà quy y với đức đại Bồ tát có lòng đại từ đại bi, mà cầu
xin sớm được thành tựu sự giác ngộ để cứu độ cho hết thảy chúng
sanh do mê muội đang bị khủng bố trên thế gian nầy. Do đó, con đem
cả thân mạng mà quy y với đức Đại Bồ Tát có lòng đại từ bi. Một
lòng thề nguyện truyền bá rộng rãi lòng từ bi của đức Thánh Quán Tự
Tại Bồ Tát; lắng nghe tâm chơn ngôn (tổng trì pháp môn tâm chơn ngôn và Phật nội chứng),
vâng theo mệnh của bổn tôn là Đại bi tâm đà la ni nầy mà hết lòng
xưng tụng công đức Quán Tự Tại Bồ Tát, tất cả mọi hy vọng đều được
viên mãn, làm sáng tỏ tính chất đồng thể đại bi thanh tịnh viên
minh và làm cho tất cả quỷ thần đều không thể đánh thắng được uy
lực to lớn của Ngài. Với những kẻ có đạo tâm, không bao giờ bị vô
minh phiền não mê hoặc, không bao giờ bị đắm chìm trong cảnh mê
muội, u tối và được dẫn dắt tới thế giới quang minh của đức Đại Bồ
Tát. Trí tuệ quang minh được biểu hiện siêu tuyệt nhất thế gian là
đức Bồ Tát có công đức vô cùng vĩ đại. Có đấng quy mạng giống như
đức Tự Tại Sư Tử Vương Đại Bồ Tát. Ức niệm nói chung của bản thể
tâm chơn ngôn của Bồ tát cũng giống như đi ở trên không trung để
thuyết giảng chánh pháp một cách lớn lao và tự tại, hoặc là làm
công việc tư duy về một công việc to rộng. Cũng như các bậc vua
chúa, bất kể việc gì, đều được đức Bồ tát làm một cách tự do, tự
tại. Được hành động bởi một thân thể thanh tịnh, không mảy may dơ
bẩn, hoặc để trừ mọi hành vi dơ bẩn của ba cái độc hại là tham, sân
và si; cũng như diệt trừ mọi ác ma độc hại ở trên thế gian nầy.
Như thế sẽ nhanh chóng có mái tóc đẹp như hoa sen thanh tịnh và cầm
lấy được hoa sen của đức Bồ tát. Giáo hóa được nghiệp ngu si của
ta và chứng ngộ được lòng yêu thương vô bờ bến. Khiến được sanh lòng
hoan hỷ của Bồ tát Quán Tự tại.
Muốn được tới cõi niết bàn (thành tựu viên mãn) sẽ được thấy cõi niết bàn, và cũng tới được cảnh giới Tất địa (nơi ngộ đạo) với Du già (tương ứng hiệp nhập) thì được tự do, vô ngại. Trong đó, cũng có kẻ không phải là loài người (mặt heo cổ xanh, có kẻ mặt sư tử),
con nào từ bi thì biểu thị tay cầm hoa sen, để thâu nhiếp chánh
pháp trừ ma quỷ phiền não. Nghe tiếng pháp loa vi diệu được chuyển
mê khai ngộ, hết thảy đều quy y Tam bảo.
Nam mô Thánh Quan Tự Tại Bồ Tát, khiến cho được tới
cõi niết bàn, để trì tụng lời chơn ngôn này ở nơi niết bàn thanh
tịnh, trang nghiêm.
Trên đây là đại ý toàn bài Chú đại bi, mong quý vị
đọc nhiều lần và thành tâm hành trì thì sẽ được như nguyện; đồng
thời, một khi đã được thâm hiểu, xin quý vị hướng dẫn bằng hữu cùng
tu tập theo, để gieo duyên với cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh
Độ.
Màu Nhiệm Chú Đại Bi
http://www.youtube.com/watch?v=5xJS9mqcu7A
http://www.youtube.com/watch?v=5XCwjqYQ_KU
http://www.chudaibi.com/
1 nhận xét:
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT CÔNG ĐỨC THẬT VI DIỆU
Đăng nhận xét