Lợi Ích Phóng Sanh

Rắn trả ơn người cứu mạng
Phát hiện thấy một con rắn đen sắp chết ở cạnh nhà mình, anh Yu Feng – người tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) – đã chăm sóc nó bằng nhiều loại thảo dược.
Khi con vật đã hồi phục, Yu quyết định trả nó về với cuộc sống hoang dã ở ngọn núi cách nhà anh hơn một dặm. Nhưng ngay sáng hôm sau, con rắn đã bò về nhà anh. Sau đó, Yu đã hai lần đem rắn tới ngọn núi nhưng nó đều quay lại, vì thế anh giữ con vật này lại để nuôi và đặt tên cho nó là Long Long. Một đêm, Yu đang ngủ thì cảm thấy lành lạnh trên mặt. Mở mắt ra, anh nhìn thấy con rắn đang trườn qua trườn lại.

Yu bên người bạn động vật đã cứu mạng anh
Yu định tiếp tục ngủ nhưng Long Long cứ cắn quần áo chủ và lấy đuôi đập vào giường. Rồi nó bò đến giường của mẹ Yu và cũng làm như vậy. Lúc đó Yu mới ngửi thấy mùi khét và phát hiện ra chiếc chăn điện bị cháy. Nếu không có con rắn báo động thì có thể căn nhà của Yu đã bị thiêu ra tro.


Một chút thiện tâm cứu được mạng con
Tôi trở về quê lo đám tang mẹ vợ cùng thầy giáo Triệu. sau khi hoàn tất mọi công việc được rãnh rỗi đôi chút, những lúc rảnh rỗi tôi thường ra trước sân nhà đi dạo.
Một ngày kia, lúc đang đi dạo thấy 1 người gánh cá đem bán. Trong gánh cá có rất nhiều loại, nào lươn, cá, đặc biệt có 1 con ba ba rất lớn.
Khi ấy có rất nhiều người phụ nữ xúm lại chọn lựa, tôi liền nói với người bán cá, để tất cả gánh cá đó cho tôi.
Mọi người trợn tráo mắt nhìn, họ hỏi:”ông mua làm gì mà nhiều vậy?”
“Mua để phóng sanh” tôi trả lời.
Nghe tôi trả lời mọi người đều bỏ đi, người bán cá liền bắt đền: ”Lúc nãy mọi người định mua, mà ông bảo để ông mua phóng sanh, làm họ đi hết, bây giờ ông không mua thì không được”.
“Cô cũng biết tôi là đàn ông thì không bao giờ trả giá, vả lại việc mua phóng sanh tôi càng không trả treo, nhưng tôi muốn cô cũng trồng chút ít thiện căn, nên cô có thể bán rẻ 1 chút” tôi nói như vậy.
Cô ta vui vẻ đồng ý. Tôi nhờ cô cùng tôi gánh ra bờ sông để thả, mọi người trong làng thấy lần đầu tiên có người gánh cá ra sông, chẳng khác nào gánh củi về rừng, họ rất ngạc nhiên, liền kéo ra xem.
Sau khi làm lễ quy y, khai thị, niệm Phật cho chúng xong, tôi bắt đầu thả, nhìn chúng vui mừng bơi lội tung tăng trong nước, lòng tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.
Người xưa nói” lòng tham của con người vô đáy”
Quả thật không sai. Trong lúc không chú ý, người bán cá vội bắt con ba ba giấu đi, không ngờ vừa thò tay bắt thì con ba ba cắn mạnh vào ngón tay của cô, làm thế nào nó cũng không nhả ra, máu trong tay cô tuôn ra đầy miệng nó, thấy thế tôi liền đến giúp cô gỡ nó ra.
Lạ thay, tôi vừa đụng vào mình nó, nó liền hả miệng ra, nhưng 1 ngón tay của cô bán cá đã lìa khỏi bàn.
Vài hôm sau tôi trở lên thành phố Thiên Tân, vừa đến ga xe lửa, thì có vài người chạy ra chúc mừng, vì đứa con gái lớn của tôi vừa thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo
Tôi bắt đầu thấy lợi ích của việc PHÓNG SANH cho nên tôi dám khuyên mọi người, nếu trên đường đi chúng ta gặp những con vật còn sống, thì nên mua chúng phóng sanh.
Nhất định sẽ được phước báo rất lớn.
Tác giả: Tịnh Tùng
Trích sách ”Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe”

 

Chỉ người giết chó, mạng phải đền mạng
Trong làng Đông Môn của tôi đang ở có gia đình nuôi 1 con chó, con chó này rất ngoan. Ngày nọ, nó ăn vụng bị người chủ rượt đánh thừa sống chết thiếu, con chó liền chạy qua nhà con gái của ông ta để trốn.
Đúng lúc con gái ông đang ăn cơm, thấy con chó của nhà mình chui trốn dưới gầm giường, liền gọi nó ra cho ăn cơm. Con chó rên những tiếng rất bi thương, rất sợ hãi. Thấy tướng khép nép của nó, hình như nó đang mong chờ sự che chở của cô.
Một lúc sau,ông chủ cầm cây tìm đến, khi nghe tiếng của ông, nó liền cụp đuôi chạy trốn lại dưới gầm giường. Ông chủ hỏi người con gái có thấy con chó đến đây không. Con gái ông ta chỉ nó đang ở dưới gầm giường. Con chó bị ông lôi ra và đập chết ngay tại chỗ.
Không lâu sau, con gái của ông phát bệnh điên. Miệng cô luôn nói chó đến đòi mạng. Người nhà hỏi :” Chó với cô có oán thù gì?”
Hồn chó đang nhập vào người cô nói: ”Tôi chỉ ăn vụng có 1 tí xíu, tội không đến nỗi phải chết. Vì bị ông chủ đánh đập tàn nhẫn quá nên tôi mới chạy đến nhà con ông ta xin che chở. Nhưng cô ta không chịu che chở mà còn chỉ chỗ tôi ẩn nấp. Nếu cô ta k chỉ thì tôi đâu có chết. Tuy cô ta không trực tiếp giết tôi nhưng vì cô chỉ mà tôi phải chết. Vậy tôi để cho cô sống làm chi?”
Người nhà năn nỉ bỏ qua chuyện này. Họ sẽ dùng tiền để giài oan.Nhưng nói thế nào nó cũng không chấp nhận. Nó vặn hỏi lại:
- Thiếu tiền thì phải trả tiền nhưng thiếu mạng thì có dùng tiền trả được không?
- Tại sao không báo thù người đã giết ngươi?
- Thời giờ chưa đến, vả lại tôi không hận ông ta bằng hận cô này.
Trong đêm đó, cô bị đau đớn chịu không nổi, lăn lộn một lúc rồi chết.
Trong khoảng khắc để quyết định sự sống chết của một sinh vật, rất mong mọi người nên nhớ câu chuyện có thật này. Một lời nói mà có thể cứu đc mạng của 1 chúng sinh thì nó cảm kích vô cùng. Còn ngược lại, một lời nói mà làm cho nó chết thì lòng oán hận của nó lớn còn hơn người giết nó.
Chúng ta đừng cho rằng nó là con vật nên chúng ta làm gì, nói gì nó không nghe, không biết. Tuy nó không nói đưoc tiếng người, chứ nó nghe và hiểu rất rõ. Cho nên chúng ta cần phải vô cùng cẩn thận.

NHỜ CỨU NAI MÀ THOÁT NẠN
Rừng núi thanh u, suối khe róc rách. Kỳ hoa dị thảo đẹp đẽ lạ thường, một ngôi nhà điểm xuyết trong khung cảnh ấy, giống như gấm dệt thêu hoa. Một ngày kia, bầu trời quang đãng, bỗng nhiên một con nai từ đâu chạy đến trước sân nhà, dùng hai chiếc sừng xúc bỗng đứa bé đang chơi. Đứa bé hốt hoảng kêu khóc ầm lên. Một phụ nữ trung niên từ trong nhà chạy vụt ra sân. Con nai hoảng sợ, mang đứa bé chạy thẳng vào rừng. Người phụ nữ thấy thế hoảng hồn, lập tức đuổi theo con nai. Nhưng khi đến rừng bà thấy đứa trẻ bình yên vô sự, đang ngồi trên đám cỏ non. Vừa thấy mẹ đi tới, đứa bé mừng rỡ tươi cười. Người đàn bà liền đến đám cỏ bồng lấy con thơ, trong lòng bàng hoàng, không biết nên buồn hay vui.
Hai mẹ con ung dung trở về nhà thì bỗng thấy một cảnh tượng hãi hùng tột độ; vì trong khi bà đuổi theo sau con nai để cứu con mình thì một cây đại thọ sau nhà đột nhiên ngã xuống, khiến cho mái nhà vỡ tan, bức tường sụp đổ. Tất cả gà chó trong nhà đều bị cây đại thọ đè chết, không một mống nào sống thoát. Bấy giờ bà mới hồi tưởng lại năm trước, một bữa nọ có một người thợ săn đuổi một con nai, khiến nó quá kinh hãi, chạy xộc vào trong nhà bà. Bà vốn là một người phụ nữ có tấm lòng từ bi, suốt đời chưa sát hại một sanh vật nào, do đó, bèn lấy áo trùm lên mình nai. Người thợ săn liền đến bên nhà tìm kiếm, không hiểu con nai chạy theo hướng nào, tìm một hồi không thấy tung tích gì cả liền bỏ đi. Người phụ nữ đợi cho người thợ săn đi xa, gật đầu cảm tạ, biểu lộ lòng tri ân đối với từ tâm cứu mạng của bà. Ai biết đâu chính nhờ tấm lòng từ bi cứu mạng ấy mà con nai nhớ ơn tìm cách báo đáp, cứu được mẹ con bà khỏi bị cây đại thọ đè chết.
Bà hồi tưởng lại sự việc ấy, bất giác thốt lên: “Cứu mạng sống của chúng sinh chẳng khác nào tự cứu mạng mình.”

CỨU CHIM SẺ, ĐƯỢC VÒNG NGỌC
Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến. Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đến khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.
Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: “Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh”.
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: “Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!”
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.

CỨU RÙA ĐƯỢC PHONG THẦN
Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển. Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: “Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?”
Khổng Du bèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: “Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: “Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.”
Pháp sư Tịnh Không sưu tập
Thích Phước Sơn biên dịch


Nhiệm Màu Công Đức Phóng Sanh 
http://www.youtube.com/watch?v=4mqc-Ux3W6E&feature=player_embedded#!
http://www.youtube.com/watch?v=9hUjnzKwzqE






Không có nhận xét nào: