Lợi Ích Phóng Sanh

Rắn trả ơn người cứu mạng
Phát hiện thấy một con rắn đen sắp chết ở cạnh nhà mình, anh Yu Feng – người tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) – đã chăm sóc nó bằng nhiều loại thảo dược.
Khi con vật đã hồi phục, Yu quyết định trả nó về với cuộc sống hoang dã ở ngọn núi cách nhà anh hơn một dặm. Nhưng ngay sáng hôm sau, con rắn đã bò về nhà anh. Sau đó, Yu đã hai lần đem rắn tới ngọn núi nhưng nó đều quay lại, vì thế anh giữ con vật này lại để nuôi và đặt tên cho nó là Long Long. Một đêm, Yu đang ngủ thì cảm thấy lành lạnh trên mặt. Mở mắt ra, anh nhìn thấy con rắn đang trườn qua trườn lại.

Yu bên người bạn động vật đã cứu mạng anh
Yu định tiếp tục ngủ nhưng Long Long cứ cắn quần áo chủ và lấy đuôi đập vào giường. Rồi nó bò đến giường của mẹ Yu và cũng làm như vậy. Lúc đó Yu mới ngửi thấy mùi khét và phát hiện ra chiếc chăn điện bị cháy. Nếu không có con rắn báo động thì có thể căn nhà của Yu đã bị thiêu ra tro.


Một chút thiện tâm cứu được mạng con
Tôi trở về quê lo đám tang mẹ vợ cùng thầy giáo Triệu. sau khi hoàn tất mọi công việc được rãnh rỗi đôi chút, những lúc rảnh rỗi tôi thường ra trước sân nhà đi dạo.
Một ngày kia, lúc đang đi dạo thấy 1 người gánh cá đem bán. Trong gánh cá có rất nhiều loại, nào lươn, cá, đặc biệt có 1 con ba ba rất lớn.
Khi ấy có rất nhiều người phụ nữ xúm lại chọn lựa, tôi liền nói với người bán cá, để tất cả gánh cá đó cho tôi.
Mọi người trợn tráo mắt nhìn, họ hỏi:”ông mua làm gì mà nhiều vậy?”
“Mua để phóng sanh” tôi trả lời.
Nghe tôi trả lời mọi người đều bỏ đi, người bán cá liền bắt đền: ”Lúc nãy mọi người định mua, mà ông bảo để ông mua phóng sanh, làm họ đi hết, bây giờ ông không mua thì không được”.
“Cô cũng biết tôi là đàn ông thì không bao giờ trả giá, vả lại việc mua phóng sanh tôi càng không trả treo, nhưng tôi muốn cô cũng trồng chút ít thiện căn, nên cô có thể bán rẻ 1 chút” tôi nói như vậy.
Cô ta vui vẻ đồng ý. Tôi nhờ cô cùng tôi gánh ra bờ sông để thả, mọi người trong làng thấy lần đầu tiên có người gánh cá ra sông, chẳng khác nào gánh củi về rừng, họ rất ngạc nhiên, liền kéo ra xem.
Sau khi làm lễ quy y, khai thị, niệm Phật cho chúng xong, tôi bắt đầu thả, nhìn chúng vui mừng bơi lội tung tăng trong nước, lòng tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.
Người xưa nói” lòng tham của con người vô đáy”
Quả thật không sai. Trong lúc không chú ý, người bán cá vội bắt con ba ba giấu đi, không ngờ vừa thò tay bắt thì con ba ba cắn mạnh vào ngón tay của cô, làm thế nào nó cũng không nhả ra, máu trong tay cô tuôn ra đầy miệng nó, thấy thế tôi liền đến giúp cô gỡ nó ra.
Lạ thay, tôi vừa đụng vào mình nó, nó liền hả miệng ra, nhưng 1 ngón tay của cô bán cá đã lìa khỏi bàn.
Vài hôm sau tôi trở lên thành phố Thiên Tân, vừa đến ga xe lửa, thì có vài người chạy ra chúc mừng, vì đứa con gái lớn của tôi vừa thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo
Tôi bắt đầu thấy lợi ích của việc PHÓNG SANH cho nên tôi dám khuyên mọi người, nếu trên đường đi chúng ta gặp những con vật còn sống, thì nên mua chúng phóng sanh.
Nhất định sẽ được phước báo rất lớn.
Tác giả: Tịnh Tùng
Trích sách ”Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe”

 

Chỉ người giết chó, mạng phải đền mạng
Trong làng Đông Môn của tôi đang ở có gia đình nuôi 1 con chó, con chó này rất ngoan. Ngày nọ, nó ăn vụng bị người chủ rượt đánh thừa sống chết thiếu, con chó liền chạy qua nhà con gái của ông ta để trốn.
Đúng lúc con gái ông đang ăn cơm, thấy con chó của nhà mình chui trốn dưới gầm giường, liền gọi nó ra cho ăn cơm. Con chó rên những tiếng rất bi thương, rất sợ hãi. Thấy tướng khép nép của nó, hình như nó đang mong chờ sự che chở của cô.
Một lúc sau,ông chủ cầm cây tìm đến, khi nghe tiếng của ông, nó liền cụp đuôi chạy trốn lại dưới gầm giường. Ông chủ hỏi người con gái có thấy con chó đến đây không. Con gái ông ta chỉ nó đang ở dưới gầm giường. Con chó bị ông lôi ra và đập chết ngay tại chỗ.
Không lâu sau, con gái của ông phát bệnh điên. Miệng cô luôn nói chó đến đòi mạng. Người nhà hỏi :” Chó với cô có oán thù gì?”
Hồn chó đang nhập vào người cô nói: ”Tôi chỉ ăn vụng có 1 tí xíu, tội không đến nỗi phải chết. Vì bị ông chủ đánh đập tàn nhẫn quá nên tôi mới chạy đến nhà con ông ta xin che chở. Nhưng cô ta không chịu che chở mà còn chỉ chỗ tôi ẩn nấp. Nếu cô ta k chỉ thì tôi đâu có chết. Tuy cô ta không trực tiếp giết tôi nhưng vì cô chỉ mà tôi phải chết. Vậy tôi để cho cô sống làm chi?”
Người nhà năn nỉ bỏ qua chuyện này. Họ sẽ dùng tiền để giài oan.Nhưng nói thế nào nó cũng không chấp nhận. Nó vặn hỏi lại:
- Thiếu tiền thì phải trả tiền nhưng thiếu mạng thì có dùng tiền trả được không?
- Tại sao không báo thù người đã giết ngươi?
- Thời giờ chưa đến, vả lại tôi không hận ông ta bằng hận cô này.
Trong đêm đó, cô bị đau đớn chịu không nổi, lăn lộn một lúc rồi chết.
Trong khoảng khắc để quyết định sự sống chết của một sinh vật, rất mong mọi người nên nhớ câu chuyện có thật này. Một lời nói mà có thể cứu đc mạng của 1 chúng sinh thì nó cảm kích vô cùng. Còn ngược lại, một lời nói mà làm cho nó chết thì lòng oán hận của nó lớn còn hơn người giết nó.
Chúng ta đừng cho rằng nó là con vật nên chúng ta làm gì, nói gì nó không nghe, không biết. Tuy nó không nói đưoc tiếng người, chứ nó nghe và hiểu rất rõ. Cho nên chúng ta cần phải vô cùng cẩn thận.

NHỜ CỨU NAI MÀ THOÁT NẠN
Rừng núi thanh u, suối khe róc rách. Kỳ hoa dị thảo đẹp đẽ lạ thường, một ngôi nhà điểm xuyết trong khung cảnh ấy, giống như gấm dệt thêu hoa. Một ngày kia, bầu trời quang đãng, bỗng nhiên một con nai từ đâu chạy đến trước sân nhà, dùng hai chiếc sừng xúc bỗng đứa bé đang chơi. Đứa bé hốt hoảng kêu khóc ầm lên. Một phụ nữ trung niên từ trong nhà chạy vụt ra sân. Con nai hoảng sợ, mang đứa bé chạy thẳng vào rừng. Người phụ nữ thấy thế hoảng hồn, lập tức đuổi theo con nai. Nhưng khi đến rừng bà thấy đứa trẻ bình yên vô sự, đang ngồi trên đám cỏ non. Vừa thấy mẹ đi tới, đứa bé mừng rỡ tươi cười. Người đàn bà liền đến đám cỏ bồng lấy con thơ, trong lòng bàng hoàng, không biết nên buồn hay vui.
Hai mẹ con ung dung trở về nhà thì bỗng thấy một cảnh tượng hãi hùng tột độ; vì trong khi bà đuổi theo sau con nai để cứu con mình thì một cây đại thọ sau nhà đột nhiên ngã xuống, khiến cho mái nhà vỡ tan, bức tường sụp đổ. Tất cả gà chó trong nhà đều bị cây đại thọ đè chết, không một mống nào sống thoát. Bấy giờ bà mới hồi tưởng lại năm trước, một bữa nọ có một người thợ săn đuổi một con nai, khiến nó quá kinh hãi, chạy xộc vào trong nhà bà. Bà vốn là một người phụ nữ có tấm lòng từ bi, suốt đời chưa sát hại một sanh vật nào, do đó, bèn lấy áo trùm lên mình nai. Người thợ săn liền đến bên nhà tìm kiếm, không hiểu con nai chạy theo hướng nào, tìm một hồi không thấy tung tích gì cả liền bỏ đi. Người phụ nữ đợi cho người thợ săn đi xa, gật đầu cảm tạ, biểu lộ lòng tri ân đối với từ tâm cứu mạng của bà. Ai biết đâu chính nhờ tấm lòng từ bi cứu mạng ấy mà con nai nhớ ơn tìm cách báo đáp, cứu được mẹ con bà khỏi bị cây đại thọ đè chết.
Bà hồi tưởng lại sự việc ấy, bất giác thốt lên: “Cứu mạng sống của chúng sinh chẳng khác nào tự cứu mạng mình.”

CỨU CHIM SẺ, ĐƯỢC VÒNG NGỌC
Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến. Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đến khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.
Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: “Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh”.
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: “Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!”
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.

CỨU RÙA ĐƯỢC PHONG THẦN
Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển. Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: “Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?”
Khổng Du bèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: “Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: “Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.”
Pháp sư Tịnh Không sưu tập
Thích Phước Sơn biên dịch


Nhiệm Màu Công Đức Phóng Sanh 
http://www.youtube.com/watch?v=4mqc-Ux3W6E&feature=player_embedded#!
http://www.youtube.com/watch?v=9hUjnzKwzqE






Trị Hết Bệnh Nan Y Nhờ Phật Pháp
















....v...v....


Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật (1974)



Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, Đức Phật Thích Ca đã ra đời bên Ấn Độ và từ đó thế gian mới biết đến đạo Phật : con đường chỉ Chân-Lý tuyệt đối, giải thoát sinh tử luân hồi.

Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế thì người ta chỉ biết có một đạo Phật nhưng từ khi Ngài nhập Bát Đại Niết Bàn, đạo Phật dần theo thời gian và không gian thấy xuất hiện sự biệt lập giữa Tiểu thừa đối với Đại thừa và sự hình thành dần dà các tông phái như : Tịnh Độ tông, Luật tông,Duy thức tông,Mật tông, Thiền tông,...với những đường lối tu hành ít nhiều khác nhau.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca qua bao nhiêu lần sao chép, kết tập thành Kinh điển chắc thế nào cũng có phần sai sót khác, không còn giữ được nguyên vẹn ý chính. Đạo Phật là con đường giải thoát sinh-tử-luân hồi-khổ đau và người tu Phật bởi Pháp môn hay phương tiện nào cũng không ngoài mục đích Minh-Tâm Kiến-Tánh thành Đạo vậy.

Ngày nay trên thế giới có hơn bốn trăm triệu người theo đạo Phật nhưng nói đến sự thành Đạo thì đời biết được mấy ai kể từ khi Ngài Lục Tổ Huệ Năng không còn truyền y bát.Ngày xưa, Đức Phật Thích Ca đã có dạy : "Giáo lý của ta ngón tay chỉ mặt trăng Chân-lý, chớ lầm ngón tay là mặt trăng".Thật vậy, không có ngón tay giáo lý thì người tu cũng không biết đâu là mặt trăng Chân-lý, trái lại lầm ngón tay là mặt trăng thì dầu có thuộc lòng Tam Tạng Kinh Điển cũng không thoát được vòng sinh tử luân hồi. Không có giáo lý căn bản thì người tu như thuyền không hướng biết đâu là bờ, nhưng trái lại lý thuyết mà không có phương tiện thích ứng thời kỳ, khế hợp căn cơ và không có sự thực hành đúng mức thì cũng chỉ là lý thuyết suông vô bổ của những lúc trà dư tửu hậu. Đời người trăm năm vô thường mau chóng, người tu Phật phải đặt vấn đề sinh tử lên hàng đầu.

Quyển " Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật (1974)" này được mượn từ một người tu tại gia và Tôi đọc thấy rất hay. Tôi xin được giới thiệu cùng mọi người. Tôi nghe nói lại rằng quyển sách này do Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát xuống Việt Nam viết ra.

NAM MÔ VÔ THƯỢNG DI LẠC TÔN PHẬT
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Bài 2 : Thuyết Vô Thường Trong Nhà Phật


Ở đời muôn sự, muôn vật đều thay đổi. Phàm đã có cái gì vĩnh cửu, mọi vật luôn luôn biến chuyển đổi dời, không bao giờ ngừng nghỉ dù là trong giờ phút.

Hằng ngày, ở chung quanh ta, diễn biến bao nhiêu cảnh, biết bao tình. Nhưng có cảnh tình nào không biến chuyển, không đổi thay? Kìa hoa nở, trăng tròn, bèo hợp, triều dâng...Nhưng tất cả rồi cũng theo thời gian mà hoa phải tàn, trăng phải khuyết, bèo phải tan, triều phải hạ.

Một thanh gỗ mục không dùng được nữa. Nó mới mục hay mục đã từ lâu? Ta thấy rằng bây giờ nó mục hơn tháng trước, hôm nay mục hơn ngày hôm qua...nghĩa là nó thay đổi từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây.

Một đứa trẻ vừa oa oa tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên thành một đứa con nít rong chơi khắp ngõ, kế trở nên một thanh niên hay một thiếu nữ, lấy vợ lấy chồng, rồi già rồi chết. Từ cái thể xác măng sơ đến thân già run rẩy, phút chốc đã biến thành một đống xương khô thối, mà con người tưởng đâu rằng cuộc đời lâu dài lắm. Nếu ta chịu khó ngồi nhìn lại quãng đường qua, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy thời gian trôi qua mau như bóng câu qua cửa sổ, những đổi thay tựa như giấc chiêm bao.

Tư tưởng con người cũng thế, chúng đổi thay theo những biến động của mỗi tình, mỗi cảnh. Những ý nghĩ này vừa dứt, những ý nghĩ khác tiếp đến; tình cảm nầy vừa qua, tình cảm khác liền phát khởi, giống như những đợt sóng xô đuổi nhau dập vào bờ để khơi lên những đợt sóng khác.

Vũ trụ chuyển biến theo bốn thời kỳ liên tục:  thành, trụ, hoại không; vạn vật đổi dời theo bốn giai đoạn : sanh, trụ, di, Diệt; và con người phải chịu sanh, lão, bệnh, tử. Những đổi thay đó, Phật Pháp gọi là Vô Thường.

Vô là không;  Thường là còn mãi. Vô thường là không thường còn, không bền bĩ, không lâu dài. Phật pháp phân tích mổ xẻ để cho ta thấy cái căn nguyên của Vô thường để ta thắng cái Vô thường mà an nhiên tự tại trước ngàn thay đổi.

Khi chưa có duyên gặp Phật Pháp, con người luôn luôn đuổi theo bóng dáng của muôn ngàn hình tướng đổi thay, chạy theo những phù vân, biến ảo, đổi dời trong phút chốc để rồi cứ lặn hụp mãi trong bể trầm luân.

Trong Kinh Pháp dụ, có đoạn tả một quả phụ có một đứa con bị bệnh chết. Bà ta kêu gào, la khóc, thảm thiết. Nghe nói Phật là đấng quyền năng, bà ôm con đến đảnh lễ Phật, và xin Phật cứu sống con bà, Phật trao cho bà một nén hương, bảo bà vào thôn tìm nhà người nào chưa có người chết xin lửa đốt hương rồi đem về, Phật sẽ cứu sống con bà. Bà vào trong thôn từ sáng đến chiều, bà lên xóm trên, xuống xóm dưới, nhưng vẫn không tìm được loại lửa mà Phật đã dặn, vì nhà nào cũng đã có người chết : cha, mẹ, ông, bà, con, danh, em, xa hoặc gần? Bà quả phụ phân vân , quay về bạch Phật. Lúc ấy Phật mới bảo : "Ở đời sự chết là một điều không ai tránh được. Thân xác này không thể sống mãi. Nếu nay không chết, ấy là chưa chết, mãi cũng chết, hoặc ngày kia cũng chết, cũng tan rã. Mọi vật đều Vô thường. Như vậy con bà chết là chuyện không thể tránh được. Người đời ai cũng chịu chung cái luật ấy, cho nên đừng lấy sự sanh diệt, tử ly mà đau buồn, tự mình chuốc lấy khổ, vô ích"

Tu theo Phật tức là tìm cách thắng sự vô thường; thắng bằng cách phân tích nó, mổ xẻ nó để hiểu rõ cái cội rễ của nó mà không thể trôi lăn theo như phù vân biến ảo, không đuổi theo vạn hữu đổi dời để an nhiên giữa dòng đời luân chuyển.
Bài 5 : Lục Đạo 

Trong thế gian, thông thường con người chỉ biết đến giống "Người" và những sinh vật khác khi họ thấy được, nghe được, biết được hay cảm nhận được. Đôi lúc con người cũng nhắc đến những con người khác như : ma, quỷ, thần thánh nhưng với một thái độ bán tín, bán nghi hoặc phủ nhận hoàn toàn, hoặc tin tưởng hết lòng, hoặc vì tò mò hoặc vì vui thích . 

Thử xét, ngoài con người và súc vật, thuộc giống hữu tính có thể nhận thấy bằng giác quan còn có những loại nào khác nữa chăng? Nếu có, các loài ấy do đâu sinh ra? Tính chất của chúng như thế nào?Chúng ở đâu?

Theo nhà Phật, con người sau khi chết thần thức lìa khỏi xác dựa trên những chất khác, thô kệch hay vi tế hơn để thành một trong sáu giống, (Thiên : Tiên hay Trời, Nhân: người; A Tu La : Thần, quỷ; Súc Sinh:  súc vật; Ngạ quỷ: ma đói; Địa ngục : loài quỷ bị tù tội) phù hợp với những tinh chất, với ý muốn của nó. Do đó nảy sinh ra Lục Đạo, tức sáu con đường mà thần thức phải theo khi lìa khỏi xác.

Có người phát tâm nghi hoặc : sáu loài ấy có thực chăng? Nếu có thực, tại sao ta không thấy?

Sáu loài ấy có thật, nhưng chúng ta không thấy được hết là vì chúng được cấu tạo dưới hình thức tứ đại khác biệt với thể chất của chúng ta. Do đó, chúng ta có thể lẫn lộn với chúng mà hai bên không thấy nhau được (biệt nghiệp), trừ khi hai bên có nghiệp cảm với nhau.

Ta có thể biết được các loài ấy có thật, nhờ những chứng nghiệm, để thấy một cách rõ ràng, do công phu tham thiền.

Sáu giống ở trong Sáu Đường đó là :

Thiên (cõi Trời) : là cõi của những kẻ giữ được ngũ giới (không sát sanh, đạo tặc, tà dâm, vọng ngữ, ẩm tửu), thập thiên (không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói hung ác, không tham, không giận, không si mê). Sau khi lìa khỏi xác, thần thức của họ về cõi Trời, dựa trên chất vi tế, sáng sạch hơn, để thành giống "Tiên". Tính chất chung của Tiên là ưa thanh tịnh, vui chơi và tuỳ theo phước báo nhiều hay ít mà phân ra ở từ tầng Trời thứ 2 đến tầng Trời thứ 28.

Nhân (Cõi Người) : ở thế gian này hay ở khắp 4 châu thiên hạ, Có giàu sang, nghèo, hèn, trí, ngu, hiền, ác nhưng thông thường tính chất chính của loài người là thuần hoá không có nết hay, tật xấu tuyệt đối.

A Tu La (cõi Thần, quỷ) : tu tập khá cao, có thần thông ưu giúp kẻ khác. Hưởng phước gần bằng Trời, nhưng đức kém thua, thường hay nóng giận và thích chiến đấu. Các loài thần, quỷ, thường hay ở những nơi núi non hùng vĩ và ở tầng trời thứ nhất. Họ có thể đi vào các cõi khác để giúp đỡ hay khuấy phá. 

Súc sanh (Thú vật) : ở tất cả mọi nơi, dưới nước, đất liền, trên không như các loài phi cầm, tẩu thú, thuỷ tộc. Súc sanh có loài bò, loài bay, loài máy cựa, loài bơi,...Lớn như đại bàng, cá voi, nhỏ cho chí đến côn trùng, vi trùng,...Tính chất của loài này là si mê, buông lung.

Địa Ngục : đây là nẻo về của thần thức những người độc ác. Địa ngục chia làm ba hạng : 

1. Tiểu địa ngục : ở những nghĩa địa ẩm thấp. Cõi này có tánh cách bị hành hạ.Thân xác của kẻ ở cõi này ốm yếu tinh thần bạc nhược.
2. Trung địa ngục : ở dưới mặt đất và vùng ít người đi đến (tham thiền thường gặp). Cõi này rất đau khổ.
3. Địa địa ngục :  những hành tinh lạnh buốt (hàn băng địa ngục) hoặc nóng hơn như thêu đốt ( hoả phong địa ngục)...

Ba đường sau (Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục, còn gọi là " Tam đồ ác đạo" : ba đường ác.
Nhà Phật gọi là lục đạo : sáu đường hay sáu loại , sáu giống vì loài người cùng ma, quỉ, đau khổ hay Tiên, Thần sung sướng đều giống nhau cả. Giống nhau bởi mỗi loài đều biết sống, chết, đều biết hưởng thụ, ham thích,..v..v..Có hơi sai biệt là kẻ khổ,người sướng mà thôi. Song kẻ khổ biết tạo nhân quả tốt rồi sẽ sướng, kẻ sướng không lo tạo thêm hưởng hết phước rồi sẽ khổ. Nên lúc hiện sống, mỗi loài đều hàm chứa cái giống sai biệt khác nhau trong mỗi một và cùng giống nhau trong cái thể sống nương vào ngoại cảnh để biết sống. Ví dụ về giống người :
- Nhân Thiên : Người tu tập cao
- Nhân Nhân : Người hoà nhã
-Nhân A Tu La : Người hay nóng giận
-Nhân Súc Sanh : Người nhiều lòng dục
- Nhân Ngạ Quỷ : Người chịu cảnh đói khát
- Nhân Địa Ngục : Người bị khổ vì tù tội

Từ đó, ta suy ra thì các đường kia cũng có những tính chất như thế. Người tu theo đạo Phật, sau khi hiểu qua Lục đạo, quyết tâm :
- Không sợ sệt các loài khác (không thể hại nhau) vì biệt nghiệp, trừ những trường hợp có nghiệp cảm do công năng tu tập chưa được thuần hậu.
- Tinh tấn tu hành để mau được giải thoát sanh tử luân hồi vì dầu cho ở trên tầng Trời cao nhất đi nữa vẫn là trong Lục đạo khi hết phước cũng phải đoạ, trôi lăn. 

Bài 9 : Thân Trung Ấm  

Một người sắp chết cảm thấy thân mình đau nhức khó thở, ngột ngạt : ấy là hiện trạng của tứ đại đang chuyển để phân ly. Bỗng nhiên thấy nhẹ nhàng, khoẻ khoắn: đó là đã chết và nghiệp thức bắt nguồn cho một cuộc sống khác.

Nếu ác nghiệp (sát sanh, trộm cướp,...) gồm đủ, nó sẽ lôi cuốn thần thức đi vào các nẽo dữ, do đó người liền sinh vào ba đường ác (Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục): nếu thuần thiện nghiệp (không sát, không trộm, không tà dâm,...) cái thần thức sẽ nương theo các nghiệp thiện ấy mà đi về những nẽo lành, do đó người liền sanh vào ba đường Thiện (Thiên, Nhân, Tu La).

Thế nào Thọ Sanh? Khi rời đời sống này để theo nghiệp mà vào một đời sống khác, thì thân xác của đời này chết đến đâu, tức thì ở đời sống khác liền sanh đến đấy. Một người nghiệp phải sa Địa ngục, thấy mình lạnh tê, chết lần từ chân trở lên, cho đến lúc người ấy trút hơi thở cuối cùng ở nhân gian, thì ở Địa ngục, thân xác của người ấy cũng vừa trọn vẹn. Thân xác sau này là hoá nghiệp của người ấy vậy.

Đây là những trường hợp mà nghiệp quả đã thành, đã đầy đủ. Khi nghiệp quả chưa thành (ác nghiệp xen vào thiện nghiệp) thần thức liền thấy Thập Điện Diêm Vương phê pháp tội phước và quyết định hiện nghiệp để đưa Thần Thức về một trong sáu đường. Thời gian này là 3 ngày (cho nên có tục mở cửa mã). 
Nếu ác nghiệp và thiện nghiệp nằm trong cái thế gần như quân bình, thì thần thức trải qua một đời sống ngắn ngủi để chuyển nghiệp dưới một hình thức thân phiêu diêu, gọi là THÂN TRUNG ẤM.

Thời gian của Thân Trung Ấm dài nhất là 49 ngày (nhân gian làm lễ thất tuần) sống trong một cảnh gọi là Âm cảnh.

Âm cảnh là một chốn mà các nghiệp chướng dồn lại thành gió rất mạnh (nghiệp phong), sấm chớp nổ rền không dứt, các sắc hào quang toả mạnh : vàng đậm (Phật), vàng lợt (Người), trắng hay xanh da trời (Tiên), đỏ hay tím (A Tu La) xám lợt (Súc Sinh), xanh đậm (Ngạ quỷ), xanh lá cây (yeu), đen (Địa ngục).

Những màu sắc rực rỡ, chói lọi như vàng rực, trắng lóng lánh,...là những màu Phật thường dùng để đưa thần thức về những nẽo lành.

Trong Âm cảnh, thần thức hoảng sợ vì bị nghiệp phong lôi cuốn, phiêu bạt, khó mà tự chủ đứng yên một chỗ. Tai điếc vì tiếng sấm, mắt loà vì vạn ánh hào quang. Nếu không định tỉnh được, thần thức sẽ đi tìm nơi im, rợp để ẩn núp và tất sẽ đi lần đến những ánh hào quang ít làm chói mắt (xám, xanh lá cây, đen) và như thế thần thức sẽ bị lôi cuốn đi vào những nẻo ác. 

Trong khoảng 49 ngày ấy, thần thức thường tìm về nhà cũ, nhưng vì ở trong một cái thể rất nhẹ nên chỉ có thể xuống ngang mái nhà, mà nhìn thấy họ hàng, bà con. Thấy cảnh yên vui thần thức sẽ lấy lại được cái bình tỉnh, tâm được định, chế ngự nghiệp phong, khiến nghiệp thức nhẹ nhàng nương theo những ánh hào quang tươi sáng mà sinh vào vào ba đường thiện hay sẽ hướng tâm tu trì được vãng sanh. 

Bằng thấy con cháu tranh nhau gia tài hay đãi đằng ăn uống, rượu chè say sưa, bày vẽ ồn áo, khóc la inh ỏi, thần thức cảm thấy mình cô đơn khổ sở, sinh ra buồn giận hay si mê, hoặc khởi lên những ác niệm tức thì tự mình bị lôi cuốn vào nghiệp dữ, chẳng khác nào kẻ nóng nảy, bực bội hay làm càng, làm ẩu, bất chấp phải trái.

Thần thức thấy những cảnh diễn ra trong gia đình và chính cảnh ấy rất có ảnh hưởng đến thần thức. Trong Âm cảnh, thần thức sống mơ màng, có khi nhớ lại được cuộc sống trước kia ở thế gian, có lúc chỉ biết được có Âm cảnh hoặc không biết, không hay gì cả. 

Cho nên nhìn một người sắp chết, ta có thể đoán được sự chuyển nghiệp của họ như thế nào.

Người nhiều thiện nghiệp trong giờ lâm chung, cảm thấy yên vui bình tĩnh, không mảy may luyến tiếc, có khi còn biết được giờ chết. Chắc chắn người ấy sẽ sanh vào nẽo thiện. Ngược lại, sẽ sanh vào ác đạo như trường hợp một người sắp chết mà thân xác bị dày vò, đau đớn, miệng đòi ăn ngon, mắt mong nhìn bị dày vò, đau đớn, miệng đòi ăn ngon, mắt mong nhìn sự nghiệp trần gian, toan tính của cải hay là than van tiếc rẽ cuộc sống phải xa lìa.

Đã biết như vậy, trong khi nhà có người sắp chết, người tu Phật chân chính sẽ rất bình tĩnh, cấm không cho có tiếng khóc tan. Phải ngồi cạnh người ấy nhắc nhủ họ niệm Phật tìm mọi cách cho họ yên vui tỉnh táo, giải thích các màu sắc hào quang phải nương theo.

Khi người ấy đã trút hơi thở cuối cùng, lại nên nhờ các bậc Chân tu đức độ dùng Thiền định tìm theo để hướng dẫn thần thức, an ủi, khuyên lơn trong Âm cảnh, cốt sao cho thần thức định được tâm thì     
định được gió nghiệp, lui được sấm chớp nghiệp mà tìm đường Thiện để hoá sanh. 

Trong khoảng 49 ngày của Thân Trung Ấm trong Âm cảnh tang gia cũng có thể rước các bậc đắc Huyền pháp nhà Phật hoặc bậc Cao tăng để hộ trì kinh kệ làm cho Thân Trung Ấm nếu có về, nghe được tiếng Kinh, câu Chú, các danh hiệu Chư Phật, Chư Bồ Tát, thì tâm cũng có thể định hướng về Phật mà phát nguyện tu trì để chuyển nghiệp lành, vãng sanh Tịnh độ. 

Một người dốc lòng tu niệm, tin Phật, hiểu kinh, gạt bỏ phàm lành, vun quén cội phước, khi lâm chung sẽ giữ được tâm trạng thanh tịnh, thì dù không giải thoát được sinh tử luân hồi cũng được vãng sanh Tịnh Độ, sống trong một không khí thấm nhuần Phật Pháp, để tiếp tục tu hành đến thành đạo. Ấy cũng là nhờ tư duy (suy nghĩ) Phật pháp, gieo được Tối thắng nhân quả vậy. 

Có người mộc mạc chất phác, không hiểu Phật pháp là gì, chỉ được một lòng tin Phật vững chải, siêng đi chùa, niệm Phật, dâng hương không nại khó nhọc mà cố làm điều thiện khi chết cũng được về Tây phương, sinh trong một búp sen.

Biết được sự diễn tiến của cuộc sống như vậy. Biết được là có sống 
phải chết, lành được phước, ác mang hoạ; bởi tiềm thức là nơi ấp ủ, hướng theo giống đã gieo như trà ướp sen thơm mùi sen, trà ướp sói bay mùi sói.

Cái sống của hình phạt nơi Âm cảnh là lẽ thường, dễ hiểu, không có gì mơ hồ, dị đoan.

Muốn thắng được mọi sự lôi cuốn không có gì hơn trong kiếp sống hiện tại ta có phương pháp định tâm (tu thiền định) mà môn Thiền phổ thông cho mỗi giới, mỗi hoàn cảnh là môn Như Lai Thiền. 

Mỗi người hãy tự cố gắng sức làm cho mình, khuyên kẻ khác làm theo, đó là một lối cứu độ Thân Trung Ấm hoàn toàn vậy. 

Người có định tâm vững không cảnh nào lôi kéo được mà ta còn giúp được kẻ khác an ổn trong cảnh này nữa.   

Bài 26 : Những Điều Chấp-Nhất Thông Thường Của Người Tu Phật 

1/ Không biết ta có "số" tu theo đạo Phật hay không ?
2/ Ta cứ làm những điều nhân-nghĩa rồi sẽ hay.
3/ Làm cho trọn nhân-đạo, sẽ tu Thiên-đạo và Phật-đạo.
4/ Tu theo đạo Phật không phải là dễ, hoặc theo Tiểu thừa là quá khó, mong gì theo nổi Đại thừa.
5/ Đời này là thời Mạt pháp, làm sao tu cho đắc đạo được ?
6/ Cứ niệm Phật, tưởng Phật, an chay là tu rồi chứ còn gì nữa?
Tất cả những điều trên đây là sản phẩm của "thức-chấp". Chúng ta lần lượt tìm hiểu mỗi một :

1/ Không biết ta có "số" tu theo đạo Phật hay không ?

Tử vi, tướng pháp, bói dịch : đó là những cách thức mà ngoại đạo thường dùng. Họ chủ trương có "số" có "định mệnh". Họ căn cứ vào tướng số mà cho là tu được hay không.

Con người vốn sinh tử vô lượng số kiếp, có thể ở những kiếp sâu xa có duyên với Phật mà chưa đến này nẩy nở, mà nói đến số kiếp sâu xa thì Tiên, Thần cũng chẳng biết cho cùng được huống hồ là mấy ông thầy tướng số.

Theo nhà Phật, chỉ có căn cơ cũng gọi là duyên. Duyên là những điều do nhân nối tiếp. Ngẫm trên sự đời, không có việc gì không có nguyên do : muốn dư giả phải cần cù làm việc: sinh ra, mà chính ta phải tự tạo lấy, gieo cái nhân trước. Ta nghĩ đến đạo Phật, cái "nghĩ" đã là một nhân-duyên, tức là đã có căn cơ rồi, lựa là phải đắn đo chờ đợi.

2/ Ta cứ làm những điều nhân-nghĩa rồi sẽ hay.
Kẻ suy nghĩ như thế cũng là một người thiện. Nhưng dòng đời nhảy mãi để qua luôn, cạn lúc nào không biết, đứt lúc nào không hay.

Làm thiện, làm ác cho nhiều, đời vẫn là bể khổ. Một ngày kia nhắm mắt, xuôi tay, nhân-nghĩa nào cứu vãn cho được : vì lẽ vô thường không bỏ một ai, vẫn đeo đuổi đưa con người vào cõi chết mênh mong hãi hùng, cõi của kẻ mê muội, chưa biết đâu là Chân lý.

Tu là đem lại cho mình cái hạnh phúc, vì được thoát khổ mãi mãi. Giữa cuộc sống, chết, đau khổ, ta vẫn tìm được cái an ủi tự tại. Như vậy, kẻ cho rằng cứ làm điều nhân nghĩa sẽ hay, chẳng khác nào người bị bạo bệnh cứ lo giữ vệ sinh, nhịn đói,...trong khi vi trùng nguy hiểm đã xâm nhập vào tạng-phủ mà không hay biết, nếu không kịp thời tìm danh y, thần dược chữa trị để kết quả là ngã ra chết vì bệnh.

3/ Làm cho trọn nhân-đạo, sẽ tu Thiên-đạo và Phật-đạo.
Sinh giữa đời ô trược đau khổ nầy, kiếp người là hiện nghiệp của bao đời nghiệp-chướng trước. Lấy sức mình (nhân đạo) trong kiếp hiện tại không thể nào tẩy rửa mua chuộc các tội lỗi chồng chất trong vô số kiếp trước. Cho dù có được chăng nữa, lần từng bước để làm thì biết bao giờ mới đạt được hay không? Hay nữa chừng đứt gánh vì không có một đường lối vững vàng chắc chắn?

Hơn nữa, trong khi mưu cầu làm điều nhân nghĩa, cái vốn cố làm cho được đó chắc gì đã nhiều hơn những nghiệp chướng do vô minh tạo nên? Do đó, muôn đời nhân nghĩa cũng giải quyết không xong, thì bảo chỉ "tu theo nhân nghĩa" làm sao tròn vẹn cho được ?

4/ Tu theo Phật không dễ, tu Đại-thừa khó. 
Lựa gì phải tu theo Phật-đạo (Tiểu hay Đại thừa) mới cho là khó; ta làm Tiên, làm Thần đã để làm sao ? Ngay trong thế gian, muốn làm giàu cũng đã khó lắm rồi. Đường đi thường đã khó, huống chi vào rừng tìm của quý thì bảo chẳng khó làm sao được. Nhưng ở đời không có cái gì là không làm được, miễm sao có chí, có dũng, có cố gắng tìm hiểu, một việc có người đã làm được, tất cả cũng có thể làm được, người đã biết nơi biết chốn sẽ dẫn đắt ta, ta chỉ cần cố gắng làm theo là được.

Ý nghĩ trên kia nảy sinh trong tư tưởng của những kẻ lỡ gặp hạng lý thuyết suông không thể thực hành đúng đắn, tự nhận là người tu, lâu thuộc kinh điển, phô bày hình tướng, âm thanh, làm trò ảo thuật mà chẳng đem lại kết quả gì.

Xưa kia, Thái tử Tất-Đạt-Đa (con người như ta) đã làm được, Chư Tổ đã làm được, bao nhiêu người đã làm được, tất cả đã đạt được sự giải thoát luân hồi. Những kết quả ấy không phải là những chuyện bịa đặt mua vui, sản phẩm của óc tưởng tượng mà là những bằng cớ hiển nhiên để cho ta chiêm nghiệm thực hành mà không do dự.

Đại hai Tiểu thừa vẫn là Phật pháp chẳng khác những lớp học từ dễ đến khó, nên tu Tiểu thừa là một cái lầm lớn. Dù học thông tam tạng kinh điển, ẩn ở núi non, diệt dục hàng mấy mươi năm mà chưa đạt được chân lý giải thoát của Phật, một kẻ tu hành dù tốn công phu như vậy, vẫn chưa có thể biết được căn cơ của mình, chứ đừng vội bàn đến căn cơ của người khác.Đang tu hành không biết mình tiểu căn hay đại căn. Sự hiểu biết nầy đang tùy thuộc gốc hiểu biết, khả năng biết của người dẫn dắt, chẳng khác nào học vỡ lòng với ông thầy viết chữ xấu; gặp được ông thầy có tay cẩn thận, ta sẽ học được cái cách giữ gìn sách vỡ sạch sẽ, chữ viết đều đặn, ngay hàng thẳng lối.

Ta hãy xem một đoạn kinh Viên Giác : "Nầy các Thiện -Nam! Các Vị Bồ Tát hóa thân hình trong thế gian, không phải vì ái dục nhiễm ô như chúng sinh, mà gốc do lòng từ bi đại nguyện cứu thế, nên đã hiện ra thân tham dục để vào sinh tử hóa độ chúng sinh...Nầy Thiện-Nam! Tất cả chúng sinh gốc từ vô minh tham-dục nên sanh ra năm món tánh sai khác...Nầy Thiện-Nam! Năm chủng tánh là : Thinh-văn chủng-tánh, Duyên -Giác chủng-tánh, Bồ-Tát chủng-tánh, Bất-Định chủng tánh và Ngoại-Đạo chủng tánh.

Nầy Thiện-Nam! Có loại chúng sinh có thể chứng được Viên-Giác, song nếu chúng gặp Thiện-Tri-Thức là Thinh-Văn hóa độ thì chúng thành Đại-thừa. Nếu gặp Như-Lai dạy tu đạo Vô-Thượng Bồ đề thì chúng thành Phật thừa...Nầy Thiện-Nam! Nếu các chúng sinh đời sau, phát đại nguyện tu hành để nhập Viên-Giác thì phải nguyện : Con nguyện ngày nay được gặp Thiện-Tri-Thức dạy con tu hành để nhập Viên-Giác, chớ gặp tá-sư ngoại đạo và Nhị thừa..."

5/ Đời Mạt-pháp làm sao tu được ?
Đời Mạt pháp đa số tu khó hay khó tu thì vẫn đúng. Nhưng trong các kinh Phật, mỗi lần Phật thuyết xong các kinh có hàng sa Chư Thánh, Bồ Tát đều phát nguyện xuống cứu thế luôn luôn vào các nơi ô trược (không kể thời gian và không gian) để độ sinh.

Những kinh sách ghi lại lời chỉ dạy của Chư vị Thánh, Tổ chỉ nói đến khía cạnh nào đó, chớ theo đây làm toàn diện. Chúng sinh mạt, chứ Phật-phát thường còn làm sao được gọi là mạt ?

Đời Mạt là đời mà đạo đức suy vi, hốn độn. Song đã có loạn thì hẳn cũng có trị; vì tùy theo từng giai đoạn chứ không phải là tuyệt đối. Như xưa, ở Tàu loạn thì lại có Đức Khổng Tử ra để làm an thế cuộc.Ở Ấn Độ chia làm 4 giai cấp thì có Đức Thích Ca đến để san bằng cách biệt. Chẳng khác nào năm có bốn mùa, đông hết lại xuân sang.

Thế nên, mỗi khi gặp Thiện-Tri-Thức Giác Ngộ Phật Đạo đem giáo pháp thuyết truyền, tức đã hợp thời cơ, tuần tự theo thời gian mà loạn hóa trị, mạt sửa chỉnh.

Vậy đời Mạt pháp là đời mà đạo đức của đa số chúng sinh đã suy vi, bất tín Phật pháp. Còn một người giữ được tín tâm vào phật lý, thì còn cứu độ, chứ không khi nào tuyệt diệt được.

Ta hãy xem kinh "Duyên mệnh Đại Tạng Bồ Tát"

Vua Đế Thích, tên là Vô Cấu Sinh bạch Phật rằng : "Lạy Đức Thế Tôn! con muốn độ đời...như sau này khi Phật diệt độ rồi, muốn cứu giúp chúng sinh đời mạt pháp phải dụng cách gì?"
Phật bảo Vua Đế Thích rằng :"Có một Bồ Tát gọi là Duyên Mệnh Địa Tạng, mỗi ngày cứ sáng sớm nhập vào các phép thiền định đi giáo hoá sâu ngã, cứ khổ ban vui. Những kẻ Tam đồ nếu thấy hình tướng hoặc nghe danh hiệu thì được sinh nhân thiên hay về Tịnh độ, còn ở ba đường thiện mà nghe danh hiệu lại được quả báo hiện tại, sau về cõi Phật. Nghe tên là thế huống là chuyên lòng niệm tưởng ắt tâm nhãn khai toả, thành tựu khổng đại".

....Bấy giờ Vua Đế Thích lại bạch Phật rằng :"Lạy Đức Thế Tôn, cớ sao gọi là Duyên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát, tưởng đó như thế nào ?"

Phật bảo Vua Đế Thích :"Thiện Nam Nữ! Bậc Chân thiện Bồ Tát thì tâm sánh tỏ và viên mãn, nên gọi là Như Ý Luân, tâm không quản ngại thì được gọi là Quán Tự Tại, tâm không sinh diệt gọi là Địa Tạng, tâm không biên tế nên gọi là Ma Ha Tát. Các ông nên tín thụ, tâm chớ phân biệt và cũng chớ quên mất"

So ấy, có thể bảo rằng đời Mạt pháp không tu được, không thành đạo được, không có kẻ độ là có lý ư ? 

6/ Cứ niệm Phật, tưởng Phật, an chay là tu rồi chứ còn gì nữa?
Đó là một phương tiện nối phá...về một thời nào đó không còn người biết pháp tu Phật, không còn phương pháp tu Phật, nên Phật bày ra cách thức nhớ Phật, tưởng Phật,...Chứ có lúc Người dạy ta đắc đạo hiện tại, mà ta không chịu làm theo, lại cứ lý luận suông, tưởng nhớ, niệm Phật vội cho là đủ. Hành vi ấy là cố chấp, không thể tiến bộ được, ắc không có kết quả gì về đạo lý của Phật.

Có người nói rằng : tu lâu thành đạo...Tu không phải dễ. Điều này đúng. Vì nếu không có đắc truyền, không biết phương pháp thì ta chẳng biết bao giờ mới đến. Nhưng có người làm được, dắt ta, tất ta phải được, phải đến chứ! Nếu không chịu hạ thủ công phu mà cứ ngồi đó than vãn : đã không biết "đến là gì", "tu là tu làm sao", sao ta lại nói tu lâu, tu mau và đến hay không đến?

Chẳng khác nào kẻ chưa bao giờ lắn xuống bể sâu vì không biết lặn lại đi cãi với người biết lặn. Người lặn được xuống tận đáy, bảo bể sâu 10 thước thì kẻ kia vội lý luận rằng : "chỗ bể ấy sâu hơn, không bao giờ lặn đến; chỗ ấy sâu lắm, chứ bảo 10 thước thì không tin được..." Kẻ không biết lặn kia, không chịu học hỏi theo người biết lặn, vì tự ái, tự phụ hay vì hèn nhát, nên phải vội chê bay hay cãi với người đã lặn được: đó là mê lầm vậy.
Cũng như đang bệnh nặng, không có thầy để chữa trị, hay khi gặp thuốc hay mà lại chối từ không chịu dùng.

Nói về xem kinh thì kinh Tiểu thừa nói khác, kinh Đại thừa nói khác, chớ lấy đó làm đích duy nhất cho trí tuệ đời mà gặt lắm điều nguy hại. 

CHẤP VỀ THỜI GIAN VÀ THÁNH PHẬT

1- Thời này làm gì có Thiện-Tri-Thức như các vị Bồ Tát, Phật ra đời để độ sinh, vì chúng sinh đang cơn ly loạn,...
2- Ở xứ nầy không có Phật. Ở xứ kia mới có Phật. Lúc nầy chưa phải là lúc Phật, Bồ Tát ra đời :
Ta thử nghiệm xét những suy tư trên :

1-Thánh, Phật là những vị tự tại vô ngại nên luôn luôn đều vào được sáu cõi để hành bi nguyện độ sinh. Cõi đời nầy hiện là hung ác loạn ly, chúng sinh đau khổ, khốn cùng mà Chư Vị Giác Ngộ không độ chúng sinh thì còn đợi đến lúc nào nữa? Vẫn biết rằng không duyên thì Phật sẽ không đến. Song đời nầy đa số tin Phật, tức là hữu duyên đấy chứ ? Là bậc tự tại, Thánh, Phật nào có ngại, có sợ chỗ nào mà không đến? Chư vị đến để độ sinh chứ phải đến để vui chơi đâu mà phải chờ đến lúc chúng sinh hiểu hóa, thế giới thanh bình an lạc mới đến? Phật ở cõi Phật không gì sung sướng, không gì vui bằng, sao lại phải đi tìm chỗ vui, lúc vui mới đến? Phật không cứu chúng sinh khi họ đang khổ, mà đợi đến lúc họ sung sướng rồi mới cứu hay sao? Vã lại việc độ sinh của Chư Vị Giác Ngộ là một việc không thể nghĩ bàn; lạm bàn vào đây chẳng hóa ra ta là Phật, là thầy của Phật hay sao?

2-"Phật ở xứ nầy, xứ kia, tướng kia, hình nọ" Phật là bậc tự tại muốn độ đâu Phật liền đến đó, lựa là phải làm giống y theo thế gian, phải xem địa hình, phải xem sao, đoán hạn hay sao?...Phật, Thánh thì không có tướng, cũng chẳng có hình, tùy hạnh-nguyện độ tất cả, đâu chắc là tướng gì mà ta biết cho được.
Những kẻ tu hành chút ít ví như kẻ xem qua sao, hạn sơ sơ, vội đem lối, dẫn đường cho mọi người, chẳng khác kẻ mù đã chẳng thấy voi (chỉ quan sát được một bộ phận) lại đi khen, chê voi đẹp, xấu, voi đi mau, chậm; thật chẳng khác kẻ điếc cho rằng tiếng đại bác nhỏ hơn tiếng súng trường !
Phật, Thánh đắc nhập vô lượng môn Tam muội chánh định) độ sinh bất khả tư nghi diệu dụng. Muốn gặp, biết, thấy được, chỉ có một phương pháp là : tu trì đạo hạnh, học hỏi phá chấp, chớ có bàn luận hồ đồ mà mắc tội đại vọng ngữ.

Bài 27 : Tin Phật

Trước khi tu, mỗi người hẳn phải tự bảo mình nên suy nghĩ cặn kẽ, tìm hiểu rõ ràng Phật là thế nào. Khi những thắc mắc của mình một phần nào được thỏa mãn, lúc đó mới quyết định sự tu hành và bắt tay vào việc, thệ nguyện quy y, cương quyết hành trì : thế gọi là ĐẶT LÒNG TIN
Ta đã biết Phật là vô tưởng, vô tác không thể nghĩ bàn, Pháp và Tăng vẫn là cao siêu khó mà suy xét thông thường song vẫn có những điều căn bản để tin tưởng được.

1- Có người xem chuyện hay lạ, lấy đó đặt lòng tin. Ta biết Phật pháp là môn cứu khổ cho đời. Phật pháp cao siêu có nghĩa là : giúp cho mọi người thoát khổ, một điều mà các đạo giáo khác khó làm được. Nếu có là cứu giúp cho tất cả các hạng người có nghĩa là Phật pháp không phân biệt trình độ "hiểu biết đời". Phật pháp phải là rất dung hòa, giản dị, phổ thông. Song dù phổ thông, dù giản dị, Phật Pháp không hề suy giảm cái tánh cách cao siêu của nó. Vì giải thoát con người, đó là điểm cao siêu nhưng vẫn giản dị, phổ thông nhất.

Đạo Phật là chân thật không cần những màu mè tô điểm bên ngoài, không cần những kiểu cách để tỏ ra là cao thượng, là đặc biệt.
Đạo phật không cần cả rừng lý thuyết cao siêu, mà cần chỗ thực tế : giải thoát con người.

2- Có người tin Phật, vì tin rằng lúc chết về Tây Phương. Đó là một điều rất quý, nghe được và với sự tin tưởng ấy trong lòng phát ai cũng có thể ra bằng hành động, cũng không mất công, mất của, trở ngại cho sinh hoạt của ta. Nhưng có chắc rằng khi chết sẽ về Tây Phương không ? Hay lúc ấy sẽ bơ vơ, sẽ phưởng phất hối tiếc một kiếp người sẽ phí phạm? Nếu chắc về Tây Phương, sao những kẻ tại thế gian, tự xưng là người dẫn dắt ta tu hành, đến khi nhắm mắt vẫn trong ta niệm cho vài câu tiếp dẫn, đặt cho vài lễ cầu siêu Tịnh Độ.
Nếu có Pháp môn phương tiện nào của Phật dạy ta giải thoát kiếp hiện tại thì đúng ra ta phải làm ngay, vừa cứ thực hiện lòng tin cố hữu là " tin Phật sẽ về Tây Phương" nghĩa là cùng một lúc thực hành hai lối, mà hai lối ấy không có gì trái nhau, ngăn trở nhau cả.
Chỉ có, kẻ vì đời không vì đạo lý, mới tự ngã, tự phụ, nhắm mắt chờ chết để về Tây Phương, mà không chịu làm những cái gì hiện tại ta có thể làm được.

3- Có người suy xét, tìm Phật pháp theo ý nghĩ, theo cái "sở biết phàm phu" của họ. Đối với hạng người này, Phật pháp biến ra một vụ xử kiện, trong ấy họ là một can nhân, vừa là trạng sư tự biện minh cho mình.
Không thể thế được, không thể bàn luận như thế được. Nếu cứ tin nơi cái " Lý thuyết đời người" thì sẽ hỏng theo với nó.

Ta hiểu biết bảy phần thì hãy tôn kẻ hiểu biết tám phần làm Thầy. Tuy nhiên, cũng nên suy nghĩ, phán đoán tìm xem : Nguời mà ta tôn làm : "Minh Sư" kia có hơn ta phương diện "Phàm tánh" không.Người ấy đã hết tham, sân, si, chưa hay cũng chỉ như ta, cũng buồn, vui, ghét, giận tranh giành quyền lợi,kết phe lập nhóm, tự tôn, tự đại như thường nhân? Nếu họ chưa gột sạch những dây vô minh ràng buộc ấy thì dù cho họ là những triết gia lỗi lạc, "thuyết pháp" thao thao bất tuyệt, họ cũng chưa phảo là người dạy cho ta tu Phật, vì họ vẫn chưa giải thoát sinh tử luân hồi.

4- Có người nghĩ : Nên theo những hội hè đông đúc mới tìm được đúng chỗ Phật pháp chánh đáng, vì nếu không chánh thì tại sao đa số những người hiểu biết ùn ùn chạy theo như vậy.
Lý luận như vậy lại càng không phải ! Các tôn giáo Thiên Chúa, Tin Lành, Hồi Giáo, Ấn Giáo, tín đồ đông đảo, cũng là Phật Pháp chánh đáng sao ? Nếu nói có đông mới dễ làm, dễ tu, lại cũng sai nốt. Vì sao ? Đông không phải là điều cốt yếu, mà cốt yếu là chân lý ta nhận xét được, tự cá nhân phải khắc phục lấy thân tâm, chế ngự nghịch cảnh của mình.

5- Có người lầm câu nói của Lục Tổ : "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác..."
Kẻ đi tìm cái kiêu kỳ, mới lạ, huyền bí thường hay mắc vào ngoại đạo. Mà kể theo phong trào thế gian lại hay sa địa ngục vì quan niệm sai lầm về Phật pháp tại thế gian. Phật pháp hiện có tại thế gian nghĩa là hiện tượng thế gian đồng với TÁNH PHẬT. Nhưng đồng là đồng với Chân lý, với tự tánh giải thoát, chứ không đồng với khách trần phiền não của thế gian.

Có người học được một mớ triết lý của Phật nhưng chưa giải thoát được, và vì quỷ vô thường chưa đến với họ, họ tạm an ổn với cái "biết đời" của mình. Họ không tự lo đường giải thoát cho chính họ, lại đứng ra hô hào "độ sinh cứu thế". Độ sinh mà chưa tự độ mình, thì thật là trái lẽ. Thử nghĩ, nương theo đâu để gọi là "Độ"? Khi chưa là bậc giải thoát thì muôn sự dù tốt đẹp đến đâu cũng vẫn còn lòng vòng trong các pháp, dính vào pháp, khả năng dù dồi dào vẫn là cái "khả năng đời".

Lấy kinh sách Phật mà dịch nghĩa, giảng giải cũng chưa phải là hoằng pháp và chớ lầm rằng đó là Phật sự. Vì lầm nên họ đã lấy cái "khả năng đời" để làm đạo, mang cái tâm tham, sân của mình ra để hành vi, cố tạo nên một chủ nghĩa phô truơng bằng sức mạnh, để nhiều người thấy hầu lôi cuốn họ chạy theo mình. Nhưng nếu kẻ chạy theo không thâu lượm được gì giải thoát, thì kẻ đứng đầu phải chịu những trách nhiệm hướng dẫn sai lạc, dầu cho họ không vì danh lợi tối thiểu mà hành sự, nhưng với cái lầm lạc vi tế, kẻ cầm đầu mắc tội Đại Vọng Ngữ.

6- Theo Kinh Viên Giác, kẻ tin Phật hãy đi tìm một Bậc Thiện Trí Thức "đừng căn cứ vào hình thức mà lầm Hạnh Nguyện". Bậc Thiện Trí Thức phải dẫn dắt ta giải thoát sinh tử luân hồi ngay kiếp hiện tại. Lẽ tất nhiên ta phải tin rằng Bậc ấy đã giải thoát. Nếu không tin mà vẫn theo tu tập, tức là ta đã nhận rằng ta đã đui mà còn theo nhờ một anh mù dắt đường, cùng nhau đều lầm lẫn.

7- Có người nghĩ rằng : ta tự quyết "thắp đuốc lên mà đi" tự tu hành lấy, là điểm chính của môn giải thoát ,theo chỗ này hay theo chỗ nọ không phải là điều quan hệ mà chỉ cốt thuận tiện cho vấn đề tín ngưỡng, làm lành, nghi lễ, hình thức bên ngoài, không phải là không quan hệ, vì nhất định nó vẫn gây ra sự dính mắc, kéo đến sự hơn thua, chủ trương phe phái, phiền phức cho tư tưởng của ta.

Tự tu-Ta biết là cái gì chưa? Ta ở đâu? Thể chất giả hợp, tư tưởng giả hợp, ta có tự chủ để tự sai khiến được không? Ta không thực có cái "Ta", ta nô lệ cho vũ trụ bởi các dòng pháp, bởi ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Ta tin Chân lý Phật, hiển hiện trong tâm hồn của những vị Thánh Tăng, tỏ rạng đức từ bi thoát tục, không se sua mà giản dị, không hình thức kiêu kỳ mà thoát vòng danh lụy, tài lợi, đại vị và mưu mô của thế nhân, không ru ngủ người về cõi chết rồi sẽ ảnh hưởng mà dạy người cố gắng tu để thoát luân hồi hiện tại.


***************************************************

Xưa kia Đức Thích Ca đã nói : "Ta nói điều gì, các ngươi chớ tin rằng phải hay quấy. Ai nói điều gì, các người cũng chớ vội phê bình. Chớ nghe nói nơi nầy đông người, vội theo, chớ tin ở tài giỏi, ở lợi ích thế gian. Các người hãy suy xét, tìm hiểu sự thật, các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi".  

Xét đoán qua hình tướng ta có thể lầm. Như Tổ Huệ Năng có lúc theo thợ săn, Bố Đại Hòa Thượng đi lang thang đây đó, các Bồ Tát hóa thân làm cư sĩ, thậm chí làm kẻ bán thịt, làm dâm nữ để phương tiện độ sinh. Lấy hình tướng mà luận bàn, ta mắc biết bao lỗi lầm, có khi Phật ra đời độ ta, ta không rõ rồi sanh tâm phỉ báng, kết quả vào A Tỳ Địa Ngục khốn khổ muôn đời. 

Theo lời thọ ký của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trước khi nhập Niết Bàn, sau này vào thời Mạt Pháp, Bồ Tát Di Lạc vì Đại Bi nguyện mà Hạ Sanh xuống thế gian, tận độ chúng sanh. Ngài sẽ thành Chánh Quả, là một vị Phật nối tiếp Đức Phật Thích Ca, chỉnh trang Phật Đạo, giữ gìn Chánh Pháp của Như Lai Phật trường tồn được 5000 năm.

http://www.longhoahoithuong.org/
http://phatdaothoimatphap.blogspot.com/ 




Thần Chú Đầy Đủ



Chú Vãng Sanh

Vãng Sanh Thần Chú còn được gọi là: Chú Vãng Sanh, Vãng Sanh Chơn ngôn, Vãng Sanh Quyết định Chơn ngôn.

Nam mô A di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tỳ ca lan đế,
A di rị đa tỳ ca lan đa,
Già di nị, dà dà na,
Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Na mô A Mi Ta Pha Gia, Ta Tha Ga Ta Gia, Ta Đi Gia Tha:
A Mờ Rật Tô Đờ Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Săm Pha Vê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Tê,
A Mờ Rật Ta Vi Kờ Răm Ta,
Ga Mi Ni, Ga Ga Na.
Kít Ti Ka Tê, Sờ Va Ha.
OM A MI TA BA DA, HƠ RI, SOA HA, BƠ RUM.
* Cách trì Chú Vãng Sanh:
Theo Thầy truyền: trì tụng Thần Chú Vãng Sanh không như tụng kinh, nhất là không giống âm điệu tụng sám. Mà phải đọc tụng mạnh như gió thổi cờ bay, cờ bay trong gió phải nghe phần phật thì mới linh nghiệm. Tụng không biết tính đếm bao nhiêu lần, mà nên kể là bao nhiêu phút.
Mỗi lần trì tụng như vậy phải từ 1 phần 3, thời kỳ cao điểm phải tàn cả cây nhang. Mỗi ngày trì tụng ít nhát là 1 lần. Ai nhập thất trì tụng liên tục tứ 1 đến 3 tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. Thường trì tụng liên tục, suốt đời càng hay.
Chư Tổ hồi xưa có dặn hễ người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên có sự linh ứng, chớ dẫu có đọc sai đôi chút cũng không có hại gì. Ai muốn tu pháp môn nào thì tu, thọ trì Thần Chú Vãng Sanh không hề chướng ngại pháp môn tu.
Thọ trì đọc tụng không chỉ riệng cho người chết, mà người sống nếu không trì tụng Chú Vãng Sanh thì không thể nào dứt trừ nghiệp chướng để tấn tu các pháp môn khác .
( Phép trì Chú Vãng Sanh không cần phải lập Đàn, Kiết Giới, Kiết Ân. Có thể tuỳ nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa cứu độ người chết nữa ).

KINH QUÁN ÂM CỨU KHỔ
Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát (3 lần)
Nam Mô Phật,
Nam Mô Pháp,
Nam Mô Tăng,
Bá thiên vạn ức Phật,
Hằng hà sa số Phật,
Vô lượng công đức Phật,
Phật cáo A-nan ngôn,
Thử kinh đại-thánh,
Năng cứu ngục tù,
Năng cứu trọng bịnh,
Năng cứu tam tai bá nạn khổ .
Nhược hửu nhơn tụng đắc nhất thiên biến,
Nhứt thân ly khổ nạn,tụng đắc nhứt vạn biến,
Hiệp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật Lực oai,
Nam Mô Phật lực hộ , Sử nhơn vô ác tâm,
Linh nhơn thân đắc độ , Hồi quang Bồ-tát,
Hồi thiện Bồ-tát, A nậu đại thiên-vương,
Chánh-điện Bồ-Tát , Ma kheo ma kheo.
Thanh tịnh Tỳ-kheo,
Quán sự đắc tán,
Tùng sự đắc ưu,
Chư Đại Bồ-Tát,
Ngủ-bá A-La Hán,
Cứu-độ đệ-tử : (Họ tên tuổi ...)
và tất cả chúng sanh,
Nhất thân ly khổ nạn,
Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giãi,
Cần đọc bá thiên vạn biến,
tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.
Tín thọ phụng hành.
Tức thuyết chơn-ngôn viết:
Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,
Cầu Ha Cầu Ha Đế,
Đà Ra Ni Đế,
Ni Ha Ra Đế,
Tỳ Lê Nễ Đế,
Ma Ha Gia Đế
Chơn Lăng Càng Đế,
Ta Bà Ha . O .
NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI , TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,
LINH CẢM QUÁN-THẾ-ÂM MA-HA-TÁT
(Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt. )
Chú Đại Bi & Lược Giải Chú Đại Bi
Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
        Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni:
              Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da.
       Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đá sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá (na ma bà tát đa *) na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án a bà lô hê. Lô ca đế.  Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha.
 Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, ta bà ha.
 “Án, tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đa da, ta bà ha.”. (3 lần)
(Ghi chú :   (*) Trong bản Hán văn và hình thứ 16 có năm chữ nầy. Tuy nhiên, không biết lý do nào và vì sao đã mất hẳn sự trì tụng từ lâu qua các bản Việt văn? Chúng tôi cũng ghi ra cho rõ, để quý vị tham khảo và biết sự thiếu sót nầy.)
*
*   *
Lược Giải Chú Đại Bi
1.-  Dẫn nhập:
 Chú Đại Bi được phát xuất từ  sự xác quyết do kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là Thần chú, Linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú nầy thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú nầy do Bồ tát Quán Thế Âm nói ra và được chư Phật ấn chứng mà gần nhất là đức Thích Ca Như Lai Từ Phụ của chúng ta nghe và đức Thích Ca cũng ấn chứng.
 Thần chú nầy có rất nhiều tên khác nhau như:
 Quảng đại Viên mãn, Vô ngại Đại bi, Cứu khổ Đà la ni, Diên thọ Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Diệt ác thú Đà la ni, Phá ác nghiệp chướng Đà la ni,  Tối siêu thượng Đà la ni,..
Những danh hiệu trên đây, đức Phật đã trực tiếp hướng dẫn cho ngài A Nan và Đại chúng biết. Nguyên Thần chú nầy tên rất dài: “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng đại Viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni thần chú”. Bài chú gồm có 84 câu.
 Đức Phật đã từng nói với Bồ tát Quán Thế Âm:
 -  “Hởi thiện nam tử, ngươi nên bền lòng trì tụng Thần chú nầy, sẽ có tác dụng lớn trong việc tế độ chúng sanh trong những ác nghiệp của các kiếp sau ....”
 Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh điển, lúc ấy Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nghe đức Phật hướng dẫn, Ngài liền phát nguyện trì tụng liên tục từ cảnh giới Sơ địa đến Bát địa và thẳng lên Bất động địa. Cũng từ đó, ngài phát đại nguyện: Cầu cho kiếp sau của ngài phổ độ cho hết thảy chúng sanh đều được vui thích và mong cho ngài được ngàn cánh tay, ngàn con mắt.
 Sau khi phát nguyện xong, phút chốc, toàn thân ngài đã đầy đủ cả ngàn tay, ngàn mắt; tất cả mười phương đều chấn động và mưa hoa cúng dường. Chư Phật cũng phóng hào quang rực rỡ, soi khắp đó đây. Từ đó, Thần chú nầy mới có nhiều danh hiệu như vậy.
 Đức Phật bảo ngài An Nan rằng:
 Kết quả có được của Bồ tát Quán Thế Âm là do sự phát đại thệ nguyện vì chúng sanh.
 Những ai phát nguyện nhất tâm trì tụng thì sẽ được tiêu trừ tội chướng trong đời nầy và kiếp vị lai. Trong giây phút lâm chung, nếu mình tự niệm hoặc được thiện tín thành tâm hộ niệm thì sẽ được vãng sanh hoặc đến quốc độ mà mình muốn đến. Có đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ tát thùy từ tiếp dẫn.
 Những ai trong đời nầy, nhất tâm trì tụng Đại bi tâm chú thì sẽ được toại nguyện về 15 loại thiện sanh và trừ được 15 loại ác tử.
 a. Mười lăm loại thiện sanh:
 1.      Nơi được sanh ra thường gặp năm điều lành.
2.      Thường được sanh ở nước lành (thiện quốc).
3.      Thường gặp thời hay, vận tốt.
4.      Thường gặp được thầy sáng, bạn lành.
5.  Thân các căn đều trọn vẹn, đầy đủ (lục căn hoàn cụ)
6.      Đạo tâm luôn được thuần hậu, chơn chánh.
7.      Không phạm cấm giới.
8.      Tình anh em cốt nhục đều được thuận hòa, an lạc.
9.      Trọn đời cơm áo đầy đủ, nhàn nhã.
10. Luôn luôn được mọi người kính mến, thương giúp.
11. Tài sản, của cải không bao giờ bị cướp đoạt.
12. Cầu gì đều được toại ý. (Sở cầu như ý)
13. Luôn được thiện thần, hộ pháp bảo vệ.
14. Nơi được sinh ra thường được nghe Phật thuyết pháp.
15. Khi nghe được Chánh pháp là hiểu ngay được thâm ý mà trực ngộ lời Phật dạy.
 b. Mười lăm loại về ác tử:
 1.      Không bị chết khốn khổ về đói khát, loạn lạc.
2.      Không bị chết vì giam cầm, đánh đập.
3.      Không  bị chết vì thù oán.
4.      Không bị chết nơi trận địa.
5.      Không bị chết vì thú dữ cắn xé.
6.      Không bị chết vì rắn, rết cắn.
7.      Không bị chết cháy hay chết đuối.
8.      Không bị trúng độc khi ăn uống mà chết.
9.      Không bị các loại trùng độc sát hại.
10. Không bị cuồng loạn hay thất vọng mà chết.
11. Không bị cây cối rơi trúng hoặc sa xuống hầm hố mà chết.
12. Không bị người khác trấn ếm, trù ẻo mà chết.
13. Không bị tà thần, ác quỷ làm hại để chết.
14. Không bị chết vì ác bệnh.
15. Không bị chết oan (tự tử, bất đắc kỳ tử, ...).
 Vì những điều nêu trên, Chú Đại Bi có thể trừ được tất cả những tai nạn, những khổ nạn và thành tựu được những toại nguyện. Những ai chí thành trì niệm thì được những điều lợi ích như trên và sẽ được xa lánh mọi ưu bi, khổ não cho chính mình và có thể cứu giúp được tha nhân như Đại bi tâm của Bồ tát Quán Thế Âm.
  2.-   Giải thích:
Nam mô :  tức là Quy y, nương về, nương theo,
 Hát ra đát na đá ra dạ da :  tức là Tam bảo (Phật, Pháp Tăng),
 Nam mô :  tức là Quy mạng, cũng có nghĩa là Quy y,
 A lị da :  tức là Thánh,
 Bà lô yết đế :  tức là Quán,
 Thước bát ra da :  tức Tự tại,
 Bồ đề tát đỏa bà da :  tức là Giác hữu tình,
Ma ha tát đỏa bà da :  tức là Đại giác hữu tình,
 Ma ha ca lô ni ca da :  tức là người có lòng đại bi. (Đại bi tâm giả),
 Án :  tức là Quy mạng,
 Tát bàn ra phạt duệ :  tức là Nhất thế tôn,
Số đát na đát tả :  tức là Vị cứu hết thảy sự khủng bố,
 Nam mô :  tức là Quy mạng,
 Nam mô tất cát (hay kiết) :  tức là kẻ ở bên kia (Ư bỉ),
 Y mông a lị da :  tức là Thánh của chúng ta (Ngã thánh),
 Bà lô cát đế, thất Phật ra lăng đà bà :  tức là Quán tự tại Hương sơn,
 Nam mô :  tức là Quy mạng,
 Na ra cẩn trì :  tức là Uy lực của Thánh Quán tự tại, tên là Thanh cảnh chí tâm chơn ngôn,
 Hê rị ma ha bàn đá sa mế :  tức là Ta nay tuyên thuyết,
 Tát bà a tha đậu du bằng :  tức là Vị có hết thảy mọi sự hy vọng viên mãn và có ánh sáng rực rỡ,
 A thệ dựng :  tức là Không gì có thể so sánh được,
 Tát bà tát đá :  tức là Hết thảy mọi quỷ thần không thể đánh thắng được.
 (* ma bà tát đá) na ma bà dà :  tức là Đồng chơn,
 Ma phạt đặc đậu :  tức là Người có đạo tâm đang ở trong cõi mê khiến sớm cho được thanh tịnh,
 Đát điệt tha :  tức là Có nghĩa là,
 Án :  tức là Quy mạng,
 A bà lô hê :  tức là Bậc có trí tuệ sáng suốt,
 Lô ca đế :  tức là Quán tự tại,
 Ca ra đế :  tức là Đấng siêu việt thế gian,
 Di hê lị :  tức là Vị sư tử vương,
 Ma ha bồ đề tát đỏa :  tức là Đại Bồ tát,
 Tát bà tát bà :  tức là Hết thảy hết thảy,
 Ma ra ma ra :  tức là Ghi nhớ, ghi nhớ,
 Ma hê ma hê rị đà dựng :  tức là Tâm chơn ngôn,
 Câu lô câu lô yết mông :  tức là Làm sự nghiệp,
 Độ lô độ lô :  tức là Bảo trì, bảo trì,
 Phạt xà da đế :  tức là Người dạo chơi ở trên không (Du không giả),
 Ma ha phạt xà da đế :  tức là Người oai đức lớn (Ma ha) dạo chơi ở trên không (Đại du không giả),
 Đà ra đà ra :  tức là Bảo trì, bảo trì,
 Địa rị ni :  tức là Kẻ trì tụng,
 Thất Phật ra da :  tức là Vua Tự tại (Đế vương tự tại),
 Dá ra dá ra :  tức là hành động,
 Mạ mạ phạt ma ra :  tức là Không bị bụi bám vào (Vô cấu nhiễm),
 Mục đế lệ :  tức là Thể không nhơ nhớp (Vô cấu thể),
 Y hê y hê :  tức là Lời giáo dục, dạy dỗ (Giáo ngữ),
 Thất na thất na :  tức là Lời thề rộng lớn (Đại thệ nguyện),
 A ra sâm :  tức là vua (Vương),
 Phật ra xá lị :  tức là sự Giác ngộ kiên cố (Giác kiên cố tử),
 Phạt sa phạt sâm :  tức là Hoan hỷ, vui vẻ,
 Phật ra xá da :  tức là Trừ mọi độc hại do tham sân si gây nên,
 Hô lô hô lô ma ra :  tức là Làm phép không bị nhiễm ô (tác pháp vô cấu
nhiễm),
 Hô lô hô lô hê rị :  tức là mau chóng, mau chóng, tóc đã bạc rồi.
 Ta ra ta ra :  tức là Kiên cố vậy (kiên cố giả),
 Tất rị tất rị :  tức là Hoa sen,
 Tô rô tô rô :  tức là Cọng hoa sen,
 Bồ đề dạ bồ đề dạ :  tức là tỉnh ngộ, tỉnh ngộ,
 Bồ đà dạ bồ đà dạ :  tức là Dạy cho được Giác ngộ,
 Di đế rị dạ : tức là Người có lòng từ bi,
 Na ra cẩn trì :  tức là Thanh cảnh, xinh đẹp,
 Địa lị săt ni na :  tức là Bền chắc và lanh lợi,
 Ba dạ ma na :  tức là Nghe tên (danh văn),
 Ta bà ha :  tức là Lòng mong mỏi được gặp thì sẽ được hiển hiện, sanh lòng hoan hỷ, viên mãn tới niết bàn,
 Tất đà dạ :  tức là Nghĩa,
 Ta bà ha :  tức là Bậc đã được thành tựu,
 Ma ha tất đà dạ :  tức là Bậc đại nghĩa,
 Ta bà ha :  tức là bậc đã được thành tựu lớn lao, đại thành tựu,
 Tất đà du nghệ :  tức là Vô vi,
 Thất bàn ra dạ :  tức là Bậc Đại tự tại,
 Ta bà ha :  Bậc Tự tại  bởi Tất địa và Du già,
 Na ra cẩn trì :  tức là Hiền ái,
 Ta bà ha :  tức là Vì thanh cảnh viên mãn nên được thành tựu,
 Ma ra na ra :  tức là Như ý tối tôn,
 Ta bà ha :  tức là được Thành tựu,
 Tất ra tăng a mục khư da :  tức là Nghĩa thứ nhất của tiếng yêu thương (ái ngữ đệ nhất nghĩa),
 Ta bà ha :  tức là Tay cầm hoa sen,
 Ta bà ma ha :  tức là Đại thành tựu,
 A tất đà dạ :  tức là Không có gì so sánh được (Vô tỷ),
 Ta bà ha :  tức là Thành tựu,
 Giả cát ra a tất đà dạ :  tức là Không có gì để so sánh được,
 Ta bà ha :  tức là Thành tựu,
 Ba đà ma yết tất đà dạ :  tức là Đại nghĩa,
 Ta bà ha :  Đấng được khai ngộ vì nghe được tiếng pháp loa,
 Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ :  tức là Bậc hiền thủ thánh tôn,
 Ta bà ha :  tức là Thành tựu,
 Ma bà lợi thắng yết ra dạ :  tức là Anh hùng uy đức sanh tánh,
 Ta bà ha :  tức là Thành tựu, đại thành tựu (sự chinh phục tất cả ma chướng).
 Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da :  tức là Quy mạng Tam bảo (Phật Pháp Tăng),
 Nam mô :  tức là Quy mạng, quy y,
 A lị da :  tức là Thánh,
 Bà lô cát đế :  tức là  Quán,
 Thước bàn ra dạ :  tức là Tự tại,
 Ta bà ha :  tức là Thành tựu,
 Án :  tức là Quy mạng, quy y,
 Tất điện đô :  tức là Khiến cho tôi sớm được thành tựu,
 Mạn đà ra :  tức là Chơn ngôn,
 Bạt đà da :  tức là Đều (Câu hay cu),
 Ta bà ha :  Thành tựu, sớm thành tựu.
 3.-  Đại ý của bài Thần chú:
Con kính cẩn cúi đầu trước ngôi Tam bảo Phật Pháp Tăng. Nguyện xin quy y theo đức Thánh Quan Tự Tại. Con nguyện  đem thân mạng mà quy y với đức đại Bồ tát có lòng đại từ đại bi, mà cầu xin sớm được thành tựu sự giác ngộ để cứu độ cho hết thảy chúng sanh do mê muội đang bị khủng bố trên thế gian nầy. Do đó, con đem cả thân mạng mà quy y với đức Đại Bồ Tát có lòng đại từ bi. Một lòng thề nguyện truyền bá rộng rãi lòng từ bi của đức Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát; lắng nghe tâm chơn ngôn (tổng trì pháp môn tâm chơn ngôn và Phật nội chứng), vâng theo mệnh của bổn tôn là Đại bi tâm đà la ni nầy mà hết lòng xưng tụng công đức Quán Tự Tại Bồ Tát, tất cả mọi hy vọng đều được viên mãn, làm sáng tỏ tính chất đồng thể đại bi thanh tịnh viên minh và làm cho tất cả quỷ thần đều không thể đánh thắng được uy lực to lớn của Ngài. Với những kẻ có đạo tâm, không bao giờ bị vô minh phiền não mê hoặc, không bao giờ bị đắm chìm trong cảnh mê muội, u tối và được dẫn dắt tới thế giới quang minh của đức Đại Bồ Tát. Trí tuệ quang minh được biểu hiện siêu tuyệt nhất thế gian là đức Bồ Tát có công đức vô cùng vĩ đại. Có đấng quy mạng giống như đức Tự Tại Sư Tử Vương Đại Bồ Tát. Ức niệm nói chung của bản thể tâm chơn ngôn của Bồ tát cũng giống như đi ở trên không trung để thuyết giảng chánh pháp một cách lớn lao và tự tại, hoặc là làm công việc tư duy về một công việc to rộng. Cũng như các bậc vua chúa, bất kể việc gì, đều được đức Bồ tát làm một cách tự do, tự tại. Được hành động bởi một thân thể thanh tịnh, không mảy may dơ bẩn, hoặc để trừ mọi hành vi dơ bẩn của ba cái độc hại là tham, sân và si; cũng như diệt trừ mọi ác ma độc hại ở trên thế gian nầy. Như thế sẽ nhanh chóng có mái tóc đẹp như hoa sen thanh tịnh và cầm lấy được hoa sen của đức Bồ tát. Giáo hóa được nghiệp ngu si của ta và chứng ngộ được lòng yêu thương vô bờ bến. Khiến được sanh lòng hoan hỷ của Bồ tát Quán Tự tại.
 Muốn được tới cõi niết bàn (thành tựu viên mãn) sẽ được thấy cõi niết bàn, và cũng tới được cảnh giới Tất địa (nơi ngộ đạo) với Du già (tương ứng hiệp nhập) thì được tự do, vô ngại. Trong đó, cũng có kẻ không phải là loài người (mặt heo cổ xanh, có kẻ mặt sư tử), con nào từ bi thì biểu thị tay cầm hoa sen, để thâu nhiếp chánh pháp trừ ma quỷ phiền não. Nghe tiếng pháp loa vi diệu được chuyển mê khai ngộ, hết thảy đều quy y Tam bảo.
 Nam mô Thánh Quan Tự Tại Bồ Tát, khiến cho được tới cõi niết bàn, để trì tụng lời chơn ngôn này ở nơi niết bàn thanh tịnh, trang nghiêm.
 Trên đây là đại ý toàn bài Chú đại bi, mong quý vị đọc nhiều lần và thành tâm hành trì thì sẽ được như nguyện; đồng thời, một khi đã được thâm hiểu, xin quý vị hướng dẫn bằng hữu cùng tu tập theo, để gieo duyên với cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Màu Nhiệm Chú Đại Bi 
 
http://www.youtube.com/watch?v=5xJS9mqcu7A

http://www.youtube.com/watch?v=5XCwjqYQ_KU

http://www.chudaibi.com/